Thủ tục tuyên bố một người đã chết mới nhất

25/08/2021
tuyên bố một người đã chết
911
Views

Một người đột nhiên mất tích mà không rõ lý do; sau một khoảng thời gian có tìm kiếm nhưng không có tung tích gì. Vậy trong trường hợp như vậy có được phép tuyên bố người đó đã chết? Các trường hợp nào được tuyên bố một người đã chết? Và thủ tục đó được thực hiện như thế nào? Hãy cùng với Luật sư 247 làm rõ các vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Căn cứ vào điều kiện nào để tuyên bố một người đã chết?

Theo khoản 1 Điều 71 bộ luật dân sự; về các điều kiện để tuyên bố một người đã chết như sau:

  • Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
  • Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm; kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
  • Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm; kể từ ngày tai nạn; thảm họa; thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Biệt tích 05 năm liền trở lên; không có tin tức xác thực là còn sống. Theo đó, thời hạn biệt tích 05 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực là còn sống được tính bắt đầu từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Vậy để người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan yêu cầu tuyên bố một người là đã chết phải đáp ứng một trong các điều kiện nêu trên. Sau khi có đủ căn cứ rồi mới có thể tiến hành các thủ tục khác để gửi yêu cầu lên tòa có thẩm quyền.

Người có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố một người đã chết

Khoản 1 Điều 391 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:  “Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết”

Và theo Khoản 5 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự: Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận; không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền; nghĩa vụ về dân sự; hôn nhân và gia đình; kinh doanh, thương mại; lao động của mình; của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự; hôn nhân và gia đình; kinh doanh, thương mại; lao động.

Như vậy, người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người đã chết là người có quyền, nghĩa vụ dân sự; hôn nhân và gia đình; kinh doanh, thương mại; lao động liên quan đến sự kiện người được yêu cầu tuyên bố chết. Thông thường, thì bố, mẹ; vợ/ chồng; con, anh, chị,… thường là người yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết.

Thủ tục để tuyên bố một người đã chết

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau

  • Đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.
  • Bản sao Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu của người yêu cầuvà người được yêu cầu tuyên bố là đã chết;
  • Các chứng cứ chứng minh người bị yêu cầu đã thỏa mãn điều kiện bị tuyên bố là đã chết.

Bước 2. Nộp hồ sơ và thụ lý đơn của Tòa án

Sau khi người yêu cầu gửi đơn; tài liệu kèm theo đến Tòa án sẽ thực hiện thủ tục nhận và xử lý đơn.

Trường hợp người yêu cầu nộp đơn trực tiếp tại Tòa án thì Tòa án ghi ngày , tháng năm vào sổ nhận đơn; cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người yêu cầu.

Trường hợp người yêu cầu gửi đơn qua bưu điện , thì Tòa án ghi ngày, tháng năm người yêu cầu gửi đơn theo dấu bưu điện. Trường hợp không xác định được ngày, tháng năm gửi theo dấu bưu điện thì ngày yêu cầu là ngày Tòa án nhận được đơn do bưu điện chuyển đến; Tòa án phải ra thông báo đã nhận được đơn cho người yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn.

Trường hợp người yêu cầu gửi đơn bằng phương thức gửi trực tuyến; thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn; thông báo ngay việc nhận đơn cho người yêu cầu qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Khi nhận được đơn yêu cầu trong thời hạn 03 ngày làm việc , Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu Thẩm phán phải kiểm tra đơn yêu cầu về nội dung theo khoản 2 Điều 362 BLTTDS. Trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 362 của BLTTDS thì:

  • Thẩm phán yêu cầu người yêu cầu sửa đổi; bổ sung trong thời hạn 07 ngày; Tòa án sẽ tiếp tục việc thụ lý đơn yêu cầu nếu người yêu cầu đã sửa đổi; bổ sung.
  • Nếu người yêu cầu không sửa đổi; bổ sung đơn yêu cầu thì Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu; tài liệu chứng cứ kèm theo cho người yêu cầu Theo quy định.

Bước 3: Ra thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố đã chết.

Khi đã nộp đủ các tài liệu; chứng cứ cần thiết; Tòa án sẽ ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết.

Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố đã chết là 04 tháng; được tính từ ngày đăng và phát thông báo đầu tiên.

Bước 4: Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết.

Trong thời hạn thông báo, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu; người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trở về và thông báo cho Tòa án biết thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thông báo thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

Sau thời gian thông báo tìm kiếm; mà không có bất kì một thông tin nào của người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết thì Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố cá nhân đó là đã chết theo quy định tại Điều 393 Bộ luật tố tụng dân sự. 

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Thủ tục tuyên bố một người đã chết mới nhất” . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Quan hệ nhân thân của một người bị tuyên bố đã chết sẽ như thế nào?

Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật; quan hệ về hôn nhân, gia đình; các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết. 
Quan hệ hôn nhân của cá nhân bị tuyên bố chết chấm dứt.
Các quan hệ nhân thân khác cũng chấm dứt tương tự. Nếu vợ; chồng của cá nhân bị tuyên bố chết kết hôn với người khác thì việc kiết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.

Khi một người bị tuyên bố đã chết trở về sẽ phải xử lý như thế nào?

Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
Các quan hệ nhân thân; tài sản; các quyền và nghĩa vụ liên quan sẽ được thực hiện theo các quy định của pháp luật liên quan.

Về tư cách chủ thể của người bị tuyên bố đã chết được quy định thế nào?

Trong trường hợp quyết định tuyên bố chết của Tòa án đối với một cá nhân có hiệu lực thì  thì tư cách chủ thể của cá nhân đó chấm dứt hoàn toàn.  Điều này có nghĩa là, tính từ thời điểm quyết định của Tòa án có hiệu lực thì cá nhân đó không thể tham gia vào bất cứ quan hệ dân sự nào với tư cách là một chủ thể của quan hệ đó, từ quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân, các giao dịch dân sự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời