Chi phí chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn là gì?

24/03/2023
Chi phí chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn
306
Views

Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận tự nguyện giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bán bảo hiểm. Trong đó, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng tiền bảo hiểm và quyền nhận tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Như vậy có thể thấy đây là hợp đồng hai bên cùng có lợi khi mà một bên được trả phí duy trì bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm và một bên nhận được bảo hiểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ có khả năng đóng bảo hiểm đến hết thời hạn nên có rất nhiều những trường hợp hủy hợp đông trước thời hạn, đó cũng là một hành vi hủy hợp đồng và hủy hợp đồng thường sẽ phải bồi thường. Vậy trong hợp đồng bảo hiểm thì chấm dứt hợp đồng trước thời hạn có phải bồi thường? Chi phí chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn được hiểu như thế nào?

Luật sư 247 sẽ mang lại những thông tin liên quan đến vấn đề này trong bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm trước hạn là gì?

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp sau đây:

1- Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí;

2- Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm.

3- Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm.

4- Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm.

Chi phí chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn
Chi phí chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn

Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm trước hạn

Luật quy định trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại (1) nêu trên thì thực hiện như sau:

  • Bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, trừ hợp đồng bảo hiểm nhóm;
  • Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm và có quyền khấu trừ phí bảo hiểm đến thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
  • Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm và có quyền khấu trừ phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại (2), (3) nêu trên, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm hoàn phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại (1) và (2) nêu trên, đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có giá trị hoàn lại, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại (4) nêu trên, bên mua bảo hiểm được nhận lại giá trị hoàn lại hoặc phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm phù hợp với từng sản phẩm bảo hiểm. Trường hợp giá trị tài sản thấp hơn so với dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao, số tiền bên mua bảo hiểm nhận lại được tính toán trên cơ sở tỷ lệ giữa giá trị tài sản và dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.

Chi phí chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn là gì?

Là khoản phí mà bên mua bảo hiểm phải trả cho công ty bảo hiểm khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn

Mức phí sẽ phụ thuộc vào thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm và được quy định cụ thể trong quy tắc và điều khoản của sản phẩm bảo hiểm

Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn ai là người chịu thiệt?

Có bao giờ bạn thắc mắc, khi người tham gia hủy/dừng hợp đồng bảo hiểm vì bất kỳ lý do nào thì ai là người chịu thiệt không? Về cơ bản, cả người mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm đều gặp tổn thất nếu như một hợp đồng bảo hiểm bị gián đoạn/kết thúc giữa chừng.

Đối với người tham gia bảo hiểm

Bảo hiểm nhân thọ là một kế hoạch tài chính vững vàng, đòi hỏi tính cam kết lâu dài từ người tham gia, thông qua quá trình đóng phí định kỳ cho đến lúc đáo hạn. Vì thế, khi dừng hoặc hủy hợp đồng, người mua bảo hiểm là đối tượng chịu thiệt thòi đầu tiên. Bởi lúc này, khách hàng vừa mất phí tham gia, vừa không nhận được quyền lợi bảo vệ.

Nếu kết thúc hợp đồng trong hai năm đầu tiên, người tham gia không nhận được khoản tiền hoàn trả nào. Dù trong hai năm ấy, bạn đã đóng phí đều đặn và không thay đổi số tiền bảo hiểm.

Nếu hủy hợp đồng sau hai năm tham gia, bạn có thể nhận được giá trị hoàn lại. Song, số tiền có thể thấp hơn so với khoản phí trước đó. Nguyên nhân là do ngay từ lúc hợp đồng có hiệu lực, công ty bảo hiểm đã khấu trừ các chi phí vận hành liên quan.

Ngoài ra, thiệt hại lớn nhất khi hủy hợp đồng bảo hiểm, đó là người tham gia không còn được bảo vệ trước rủi ro trong cuộc sống. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới nguồn tài chính của gia đình, mà còn làm lệch mục tiêu tương lai vốn đã hoạch định từ trước.

Đối với công ty bảo hiểm

Hủy hợp đồng bảo hiểm giữa chừng không chỉ gây thiệt hại cho người tham gia, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến công ty bảo hiểm. Để vừa duy trì hợp đồng trong thời gian dài, vừa bảo vệ khách hàng ở bất kỳ thời điểm nào (ngay cả trong 21 ngày cân nhắc ngừng hợp đồng), công ty bảo hiểm còn tốn kém rất nhiều chi phí, bao gồm:

Chi phí ban đầu

Chi phí khai thác sản phẩm bổ sung

Chi phí quản lý hợp đồng

Chi phí bảo hiểm rủi ro

Chi phí quản lý quỹ

Chi phí hủy bỏ hợp đồng

Chi phí rút một phần giá trị quỹ hợp đồng

Chi phí chuyển đổi quỹ

Đây là những chi phí được trừ ra theo định kỳ trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực. Thông thường, chi phí trong những năm đầu cao hơn so với những năm về sau. Vì vậy, khi một khách hàng kết thúc hợp đồng bảo hiểm sớm (nhất là trong những năm đầu) thì công ty bảo hiểm sẽ phải chịu lỗ.

Như vậy, khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị hủy bỏ giữa chừng thì cả khách hàng và công ty bảo hiểm đều chịu thiệt hại không nhỏ. Người tham gia vừa mất đi phí đóng vào, vừa mất quyền lợi bảo hiểm. Trong khi đó, công ty bảo hiểm không thể thu hồi chi phí đã bỏ ra.

Những trường hợp không trả tiền bảo hiểm

Các trường hợp khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm không được trả tiền được quy định tại Điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, luật sửa đổi bổ sung năm 2019, cụ thể như sau:

“Điều 39. Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:

a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;

b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;

c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.

2.Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

3.Trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan;nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế”.

Mời bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chi phí chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như phí thủ tục ly hôn…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Có những loại hợp đồng bảo hiểm nào?

Theo Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, có 05 loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
Hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận giao kết một loại hợp đồng bảo hiểm hoặc kết hợp nhiều loại hợp đồng bảo hiểm quy định nêu trên và bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hàng hải; nội dung không quy định tại Bộ luật Hàng hải thì thực hiện theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
Nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không được quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm

Việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;
Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm;
Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.