Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện có nhiệm vụ gì?

09/11/2022
Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện có nhiệm vụ gì?
387
Views

Xin chào Luật sư 247. Hiện tại em đang là sinh viên năm cuối ngành quản lý đất đai tại một trường Đại học tại Hà Nội. Em có mong muốn khi ra trường sẽ thi vào công chức văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện. Em có thắc mắc rằng chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện có được phép thực hiện cung cấp các dịch vụ đo đạc và bản đồ theo ủy quyền của Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh hay không? Mong được Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nhiệm vụ quyền hạn của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai do ai quy định?

Căn cứ theo điểm e khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy định về cơ cấu tổ chức như sau:

“Điều 3. Cơ cấu tổ chức

2. Cơ cấu tổ chức

e) Các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là đơn vị hạch toán phụ thuộc; có con dấu riêng và được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật. Chi nhánh có Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc và các bộ phận chuyên môn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Văn phòng đăng ký đất đai và Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định.”

Theo quy định nêu trên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai.

Theo đó, nhiệm vụ quyền hạn của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định.

Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện có nhiệm vụ gì?

Căn cứ theo điểm b khoản 1, khoản 3 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP quy định về việc thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai, cụ thể như sau:

“Điều 5. Thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai

1. Văn phòng đăng ký đất đai:

b) Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

3. Các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai bao gồm:

a) Điều tra, đánh giá đất đai; cải tạo đất;

b) Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

c) Đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đăng ký, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

d) Tư vấn xác định giá đất;

Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện có nhiệm vụ gì?
Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện có nhiệm vụ gì?

đ) Đấu giá quyền sử dụng đất;

e) Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

g) Cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai, thông tin về thị trường quyền sử dụng đất và thông tin khác về đất đai;

h) Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai theo nhu cầu về thời gian và địa điểm của người yêu cầu cung cấp dịch vụ;

i) Các dịch vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ.”

Tại Điều 2 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy định:

“Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).

3. Thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

4. Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận, quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.

5. Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính.

7. Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

8. Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

9. Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.

12. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.”

Theo quy định trên, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị phụ thuộc văn phòng. Chi nhánh được thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng Văn phòng đăng ký đất đai.

Theo đó, việc cung cấp các dịch vụ đo đạc và bản đồ nếu chi nhánh được Giám đốc Sở giao quyền để thực hiện và nằm trong phạm vi chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện.

Cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai dựa trên nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy định về cơ chế phối hợp, cụ thể như sau:

“Điều 5. Cơ chế phối hợp

1. Việc phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo các nguyên tắc sau:

a) Bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai, minh bạch;

b) Xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nội dung, thời hạn, cách thức thực hiện; chế độ thông tin, báo cáo;

c) Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức hoạt động của từng cơ quan, đơn vị.

2. Cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan thực hiện theo Quy chế phối hợp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đảm bảo nguyên tắc theo quy định tại khoản 1 Điều này và hướng dẫn của liên Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất khi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.”

Theo quy định trên, việc phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo các nguyên tắc nêu trên.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện có nhiệm vụ gì?. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất hay sử dụng dịch vụ chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư của chúng tôi… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư 247 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư 247:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cơ cấu tổ chức của phòng đăng ký đất đai hiện nay như thế nào?

Đứng đầu văn phòng đăng ký đất đai là lãnh đạo văn phòng đăng ký đất đai gồm giám đốc và không quá 02 giám đốc. dưới giám đốc là các tổ chức như:
a) Phòng Hành chính – Tổng hợp;
b) Phòng Kế hoạch – Tài chính (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập đối với Văn phòng đăng ký đất đai có từ 15 Chi nhánh trở lên);
c) Phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận;
d) Phòng Thông tin – Lưu trữ;
đ) Phòng Kỹ thuật địa chính;
e) Các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện có được cấp sổ đỏ không?

Căn cứ theo khoản 1 và khoản 4, Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 23, Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, Văn phòng đăng ký đất đai được Cấp giấy chứng nhận khi có các điều kiện:
– Văn phòng đăng ký đất đai phải được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận:
UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể tại địa phương về bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất của Văn phòng đăng ký đất đai để quy định việc cho phép Sở Tài nguyên và Môi trường được ủy quyền cho Văn phòng đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận.
– Chỉ được phép cấp Giấy chứng nhận với các trường hợp:
+ Người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và phải cấp mới Giấy chứng nhận.

Văn phòng đăng ký đất đai các cấp không được làm những việc gi?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-TTBTNMT-BNV-BTC quy định về quyền hạn của văn phòng đất đai. Theo đó, trong trường hợp văn phòng đăng ký đất đai làm ngoài những việc mình được phép thực hiện trong thông tư này thì văn phòng đăng ký đất đai các cấp không được làm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.