Chỉ có cơ quan điều tra mới có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

03/09/2022
Chỉ có cơ quan điều tra mới có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đúng không
529
Views

Khởi tố hình sự là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình tố tụng hình sự. Giai đoạn này sẽ xác định xem có hay không có tội phạm để đưa ra quyết định có khởi tố vụ án hay không. Vậy Cơ quan nào có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự? Chỉ có cơ quan điều tra mới có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đúng không? Căn cứ khởi tố vụ án hình sự là gì? Để giải đáp những vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Khởi tố vụ án hình sự là gì?

Theo quy định, khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong các giai đoạn tố tụng hình sự mà trong đó các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền tiến hành điều tra, xác minh có hay không có tội phạm và tội phạm đó có đủ điều kiện khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật hay không để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự, làm cơ sở cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo.

Cơ quan nào có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự?

Chỉ có cơ quan điều tra mới có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đúng không
Chỉ có cơ quan điều tra mới có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đúng không

Thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra

Theo quy định tại điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết.

Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra (Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư) ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến hành một số hoạt động điều tra và chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền hoặc chuyển đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn theo quy định tại điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân trong khi làm nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu của tội phạm thì ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn theo quy định tại điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Thẩm quyền khởi tố của viện kiểm sát

Viện kiểm sát sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp tại Khoản 3 Điều 153 Bộ luật TTHS như sau:

  • Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

Thẩm quyền khởi tố của Hội đồng xét xử

Ngoài ra thì Hội đồng xét xử cũng có thể ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm theo Khoản 4 Điều 153 Bộ luật TTHS.

Thẩm quyền khởi tố của một số cơ quan khác

Bên cạnh đó, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng có thể ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật TTHS.

Chỉ có cơ quan điều tra mới có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đúng không?

Căn cứ Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, có thể thấy không phải chỉ có cơ quan điều tra mới có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Ngoài cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thì còn có các cơ quan khác như Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử hay các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong một số trường hợp cụ thể nêu trên.

Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Tố giác của cá nhân

  • Việc khởi tố vụ án hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm.
  • Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân

  • Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền.
  • Khi nhận được thông tin về tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo, thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xác minh. Nếu qua xác minh thấy vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có dấu hiệu của một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự thì sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng

  • Tin báo trên phương tiện truyền thông đại chúng cũng là một dạng tin báo giống như của cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy nhiên phương thức truyền tải thông tin sẽ bằng các phương tiện có đối tượng tác động là đông đảo người dân như báo chí in, đài truyền hình, đài phát thanh, …
  • Theo Khoản 4 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015 thì tố giác và tin báo về tội phạm có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản và trong trường hợp người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà sẽ bị xử lý kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính thậm chí là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước

  • Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lí vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
  • Các cơ quan kiến nghị này có thể là Cơ quan thanh tra (theo Luật Thanh tra, Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP ngày 18/10/2018 quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan Thanh tra trong việc trao đổi thông tin về tội phạm và giải quyết kiến nghị khởi tố được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra); Kiểm toán Nhà nước (theo Luật Kiểm toán nhà nước) …

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm

  • Trong quá trình điều tra thì bên cạnh các cơ quan như cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án thì cũng có các cơ quan được giao một số hoạt động điều tra như Bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm. Như vậy theo quy định tại Khoản 5 Điều 143 Bộ luật TTHS, trong trường hợp thực hiện thực hiện công tác mà trực tiếp phát hiện ra dấu hiệu tội phạm thì có thể khởi tố vụ án hình sự hoặc chuyển về cho các cơ quan có thẩm quyền.

Người phạm tội tự thú

  • Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện).
  • Theo đó, khi người phạm tội đến tự thú thì cơ quan tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chỉ có cơ quan điều tra mới có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đúng không?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Hãy liên hệ: 0833.102.102. để được tư vấn cụ thể.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quyết định khởi tố vụ án hình sự có nội dung gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 154 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự như sau:
1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ căn cứ khởi tố, điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Cụ thể bao gồm những nội dung sau:
– Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;
– Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;
– Nội dung của văn bản tố tụng;
– Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.

Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì có bị khởi tố vụ án hình sự không?

Theo quy định, hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự. Do đó, khi đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì không bị khởi tố vụ án hình sự.

Hội đồng xét xử có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự không?

Theo khoản 4 điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Hội đồng xét xử có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Cụ thể, Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không khởi tố (có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.