Chế tài xử lý đối với người có hành vi bạo lực gia đình

12/11/2021
Chế tài xử lý đối với người có hành vi bạo lực gia đình
837
Views

Pháp luật nước ta quy định, danh dự, nhân phẩm của một người được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Do đó, nếu người nào xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị xử lý. Kể cả là vợ chồng hay cha mẹ đều có thể bị xử lý nếu có hành vi bạo lực. Vậy bạo lực gia đình được hiểu như thế nào? Trong quan hệ hôn nhân, người có hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ luật dân sự năm 2015

Bộ luật hình sự năm 2015

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

Nghị định 15/2002/NĐ-CP

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007

Nội dung tư vấn

Thế nào là bạo lực gia đình?

Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007).

Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình”. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau. 

Các hành vi bạo lực gia đình

–  Hành hạ, ngược đói, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng (có thể khiến tử vong hoặc tính mạng bị đe dọa);

–  Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

–  Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

–  Cưỡng ép quan hệ tình dục;

– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viờn gia đình;

– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Đặc điểm của bạo lực gia đình

Một là, bạo lực gia đình xảy ra giữa các thành viên gia đình hoặc những người đã từng có quan hệ gia đình. Vì vậy, phạm vi của bạo lực gia đình khá rộng và có tính bao quát.

Hai là, bạo lực gia đình khó bị phát hiện, khó can thiệp bởi nó thường xảy ra trong gia đình; mà đã là chuyện gia đình thì người ngoài rất ít khi can thiệp.

Ba là, bạo lực gia đình tồn tại dưới nhiều kiểu loại và dạng thức khác nhau. Có thể là bạo lực gia đình giữa vợ – chồng, cha mẹ – các con, ông bà – các cháu, anh, chị, em trong gia đình với nhau,…

Xử lý người có hành vi bạo lực gia đình

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP, nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác thì bị phạt tiền:

  • Từ 100.000 – 300.000 đồng: Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác (điểm a khoản 1 Điều 5);
  • Từ 500.000 – 01 triệu đồng: Lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình (khoản 1 Điều 51);
  • Từ 01 – 1,5 triệu đồng: Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình hoặc sử dụng các phương tiện thông tin hoặc phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân (khoản 2 Điều 51).

Không chỉ vậy, nếu lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm uy tín, nhân phẩm, danh dự của cá nhân thì theo điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2002/NĐ-CP, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, người nào xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường: Chi phí khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị xúc phạm (tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở).

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, tối đa đến 05 năm tù theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Chế tài xử lý đối với người có hành vi bạo lực gia đình“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức hiện nay

Thủ tục gia hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức nước ngoài

Câu hỏi liên quan

Cơ sở nào có thể trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 26, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, thì có 05 cơ sở có thể trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm:
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Cơ sở bảo trợ xã hội;
– Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
– Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
– Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình?

– Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;
– Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;
– Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;
– Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân.

Người có hành vi bạo lực gia đình phải có nghĩa vụ như thế nào?

Người có hành vi bạo lực gia đình phải có nghĩa vụ:
– Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
– Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
– Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
– Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận