Chế độ tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

16/10/2021
Chế độ tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
1001
Views

Việc Nhà nước ta trao quyền tự chủ tài chính đối với cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập thể hiện cho sự phát triển và không ngừng đổi mới để hoàn thiện đất nước, hoàn thiện thể chế kinh tế chính; góp phần hiệu quả cho việc cân đối thu chi cho kinh phí ngân sách nhà nước. Trong quá trình thực hiện chế độ tự chủ đã đem lại nhiều lợi thế về quản lý kinh tế, nhân lực; tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện về nhiều mặt. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu các nội dung về chế độ tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Nghị định 60/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu thế nào?

Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân; cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học; văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội; thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.

Thế nào là chế độ tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập?

Chế độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập là sự thể hiện rõ nét về các quy định xoay quanh quyền tự chủ; việc các đơn vị này tự mình đứng ra chịu trách nhiệm đối với những nhiệm vụ mang tính chất trong phạm vi cũng như quyền hạn của các đơn vị sự nghiệp công này.

Việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy; biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập cho thấy, việc mở rộng trao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ công; tạo điều kiện cho người dân có thêm cơ hội lựa chọn; tiếp cận các dịch vụ công với chất lượng ngày càng cao; góp phần cải thiện từng bước thu nhập của người lao động tại các đơn vị sự nghiệp.

Các đơn vị khi được giao quyền tự chủ; tự chịu trách nhiệm tài chính đã chủ động sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước giao hiệu quả hơn để thực hiện nhiệm vụ, đồng thời; chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ; tạo điều kiện tăng nguồn thu.

Chế độ tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

Theo đó nghị định 60/2021/NĐ-CP; tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp theo 4 mức độ:

  • Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
  • Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên;
  • Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng; giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí);
  • Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng; nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp).

Tự chủ trong chi đầu tư và chi thường xuyên

Các đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính được giao tự chủ; bao gồm nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; nguồn thu phí theo quy định được để lại chi và nguồn thu hợp pháp khác; để chi thường xuyên.

Đối với đơn vị tự chủ tài chính cao: Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào khả năng tài chính; đơn vị được quyết định mức chi hoạt động chuyên môn; chi quản lý cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Để tạo điều kiện khuyến khích các đơn vị tự chủ toàn diện về chi thường xuyên và chi đầu tư; Nghị định cho phép các đơn vị chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư; báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Cùng với đó; đơn vị sự nghiệp công được vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy định. Căn cứ yêu cầu phát triển của đơn vị; Nhà nước xem xét bố trí vốn cho các dự án đầu tư đang triển khai; các dự án đầu tư khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Chi tiền lương và thu nhập tăng thêm

Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương cơ sở, đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư. Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên phải tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị; NSNN không cấp bổ sung; đối với đơn vị chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên; chi tiền lương tăng thêm từ các nguồn theo quy định; bao gồm cả nguồn NSNN cấp bổ sung (nếu thiếu).

Đối với phần thu nhập tăng thêm; các đơn vị được chủ động sử dụng Quỹ bổ sung thu nhập để thực hiện hiện phân chia cho người lao động trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; theo nguyên tắc gắn với số lượng; chất lượng và hiệu quả công tác của người lao động.

Tự chủ trong giao dịch tài chính

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp trong giao dịch với bên ngoài; đặc biệt là trong các hoạt động liên doanh, liên kết; đồng thời tạo thêm nguồn thu cho đơn vị; Chính phủ quy định: Đơn vị sự nghiệp công được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu; chi hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng NSNN. Lãi tiền gửi đơn vị được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; hoặc bổ sung vào Quỹ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có); không được bổ sung vào Quỹ bổ sung thu nhập.

Nghị định cũng quy định; đơn vị sự nghiệp công lập được huy động vốn, vay vốn để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật và phải có phương án tài chính khả thi để hoàn trả vốn vay; chịu trách nhiệm về hiệu quả của việc huy động vốn, vay vốn.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ


Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Chế độ tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Việc trao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp có ý nghĩa thế nào?

Ý nghĩa của việc trao quyền tự chủ sẽ góp phần thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp vươn lên; tăng cường khả năng tự chủ ở mức cao hơn, thúc đẩy khu vực sự nghiệp công phát triển nhanh, mạnh và bền vững, nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của phát triển kinh tế – xã hội; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, tăng cường thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác.

Dịch vụ công không sử dụng ngân sách nhà nước được hiểu thế nào?

Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước là dịch vụ sự nghiệp công được thực hiện theo phương thức xã hội hóa; giá dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường do đơn vị tự định giá hoặc do Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá hoặc pháp luật chuyên ngành khác có liên quan, bù đắp đủ chi phí và có tích lũy hợp lý cho đơn vị cung cấp; Nhà nước không hỗ trợ chi phí.

Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước là gì?

Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước là dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu và dịch vụ sự nghiệp công mang tính đặc thù của một số ngành, lĩnh vực thuộc danh mục do cấp có thẩm quyền ban hành, được Nhà nước bảo đảm kinh phí hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận