Trong thời kỳ hội nhập kinh tế để phát triển đất nước để đảm bảo về quyền tự chủ; tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy; biên chế và tài chính đối với đơn vị của mình nhằm thực hiện được công việc một cách nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn luôn đảm bảo được các công việc, quyết định đó được thực hiện một cách đúng theo quy định của cơ quan Nhà nước, của pháp luật. Vậy chế độ tự chủ tài chính đối với nhà nước được quy định thế nào? Hãy cùng với chúng tôi làm rõ qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Chế độ tự chủ đối với cơ quan Nhà nước được hiểu thế nào?
Chế độ tự chủ tài chính của các cơ quan nhà nước là việc các cơ quan nhà nước tự đứng ra trực tiếp sử dụng đối với nguồn kinh phí được cơ quan nhà nước cấp; có đầy đủ các thành phần về mặt tài khoản cũng như con dấu riêng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao về kinh phí hoạt động cũng như số lượng biên chế của đơn vị, cơ quan đó.
Việc thực hiện tự chủ’ tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước là cơ sở cho việc hoàn thiện phương thức quản trị công theo hướng tiết kiệm; hiệu quả, chống lãng phí, ngăn chặn tham nhũng; tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước; và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính chủ; chủ động, sáng tạo của người lao động; tạo quyền tự chủ, chủ động cho đơn vị trong việc quản lý chi tiêu tài chính.
Chế độ tự chủ tài chính đối với cơ quan nhà nước
Về phạm vi và đối tượng tự chủ
Có thể thấy phạm vi đơn vị thực hiện tự chủ theo Nghị định 117/2013/NĐ-CP bao gồm cả các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Đến nay; 100% cơ quan nhà nước của các bộ, cơ quan trung ương thực hiện cơ chế tự chủ; tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính (trừ 105 đơn vị thực hiện cơ chế tài chính đặc thù). Trung bình khoảng 97% các đơn vị cấp tỉnh (các cơ quan nhà nước; các tổ chức chính trị – xã hội) thực hiện cơ chế tự chủ; tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
Các khoản chi thực hiện chế độ tự chủ
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV về chế độ tự chủ; tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước do Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ ban hành thì nội dung chi kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ được quy định như sau:
- Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: Tiền lương, tiền công; phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương; tiền thưởng; phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định;
- Chi thanh toán dịch vụ công cộng; chi phí thuê mướn, chi vật tư văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc;
- Chi hội nghị, công tác phí trong nước, chi các đoàn đi công tác nước ngoài; và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam;
- Các khoản chi đặc thù phát sinh thường xuyên hàng năm theo chức năng, nhiệm vụ đã được cơ quan có thẩm quyền phân bổ giao dự toán thực hiện;
- Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị; phương tiện, vật tư; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định;
- Các khoản chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí theo quy định;
- Các khoản chi có tính chất thường xuyên khác
Thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm
Đối với việc chi trả thu nhập tăng thêm; Khoản 8 Điều 3 Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV quy định như sau:
Trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được; cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 (một) lần so với tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do Nhà nước quy định để trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ; công chức và người lao động.
Trên cơ sở tổng nguồn kinh phí được phép chi trên đây; cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho từng cán bộ; công chức và người lao động (hoặc cho từng bộ phận trực thuộc) theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả; kết quả công việc của từng người (hoặc từng bộ phận trực thuộc).
Người nào, bộ phận nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả thu nhập tăng thêm cao hơn; không thực hiện việc chia thu nhập tăng thêm cào bằng bình quân hoặc chia theo hệ số lương. Mức chi trả cụ thể do Thủ trưởng cơ quan quyết định sau khi thống nhất ý kiến với tổ chức công đoàn cơ quan.
Ý nghĩa của cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ quan nhà nước.
Nhằm thực hiện được công việc một cách tự chủ; nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn luôn đảm bảo được các công việc; quyết định đó được thực hiện theo đúng theo quy định đã đề ra; tránh trường hợp làm chồng chéo quy định, đảm bảo cơ quan, đơn vị từ trên xuống dưới luôn thống nhất.
Chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng phù hợp với đặc thù của từng cơ quan.
Tạo quyền chủ động và nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan; đơn vị trong việc sử dụng có hiệu quả biên chế, kinh phí, nguồn thu. Thúc đẩy thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về thực hiện tiết kiệm; chống lãng phí; tạo điều kiện tăng thu nhập hợp pháp cho người lao động, gắn với hiệu suất công tác của từng cán bộ công chức, viên chức;
Bảo đảm an sinh xã hội và từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân. Bảo đảm cho các đối tượng chính sách – xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số; vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn.
Mời bạn đọc xem thêm
Những“thủ đoạn”của doanh nghiệp gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp
Vi phạm về bồi thường tái định cư khi thu hồi đất bị phạt tù không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Chế độ tự chủ tài chính đối với cơ quan nhà nước quy định thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Kinh phí để giao thực hiện chế độ tự chủ: Bao gồm kinh phí ngân sách nhà nước cấp; kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được xác định và giao hàng năm (Khoán quỹ tiền lương và chi hoạt động thường xuyên; Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị phương tiện làm việc, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; Các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên); và phần thu phí, lệ phí được để lại để trang trải chi phí thu và các khoản thu khác.
Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của cơ quan để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội;…
Kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ gồm:
– Chỉ mua sắm, sửa chữa tài sản cố định không thường xuyên theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Chi đóng niên liễm, vốn đối ứng các dự án theo hiệp định với các tổ chức quốc tế;
– Chi thực hiện các nhiệm vụ có tính chất đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
– Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
– Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế (nếu có);
– Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
– Kinh phí nghiên cứu khoa học;
– Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên khác.