Chế độ trực trong Công an nhân dân

24/08/2022
Chế độ trực trong Công an nhân dân
1677
Views

Công an nhân dân là những người có chuyên môn kỹ thuật, là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Vậy pháp luật quy định về Chế độ trực trong Công an nhân dân như thế nào? Trách nhiệm của công an nhân dân khi trực ban là gì? Chế độ nghỉ trong Công an nhân dân được quy định ra sao? Tất cả những thắc mắc này Luật sư 247 sẽ giải đáp thông qua bài viết sau đây, mời bạn cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật công an nhân dân năm 2018

Công an nhân dân là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về khái niệm Công an nhân dân như sau:

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Theo đó, Công an nhân dân là Lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công an nhân dân gồm lực lượng An ninh nhân dân và lực lượng Cảnh sát nhân dân.

Như vậy, Công an nhân dân là những người có chuyên môn kỹ thuật được tuyển dụng để làm việc trong đơn vị Công an nhân dân.

Đây là ngành nghề đặc thù, đòi hỏi chuyên môn, nghiệp vụ cao, do đó, những người công tác trong ngành công an đều phải trải qua quá trình huấn luyện chuyên nghiệp mới được tuyển dụng, phong cấp bậc, thăng quân hàm.

Chế độ nghỉ trong Công an nhân dân

Công an nhân dân khi làm việc đủ 12 tháng trở lên thì một năm làm việc có 15 ngày nghỉ phép, và số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên, cứ đủ 05 năm được nghỉ thêm 01 ngày. Nghỉ phép mà không hết ngày thì được thanh toán số tiền chưa nghỉ hết phép. Chế độ thanh toán khi “không nghỉ hoặc không nghỉ hết phép” tại Thông tư số 33/2012/TT-BCA ngày 11/6/2012 của Bộ Công an quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm trong CAND như sau:

  • Nếu do yêu cầu công tác, đơn vị không thể bố trí được thời gian cho cán bộ, chiến sỹ nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày được nghỉ phép và có quyết định bằng văn bản của Thủ trưởng đơn vị về việc trưng dụng cán bộ, chiến sỹ trong thời gian nghỉ phép thì cán bộ, chiến sỹ được thanh toán tiền bồi dưỡng cho những ngày không nghỉ phép.
  • Mức tiền bồi dưỡng cho những ngày không nghỉ phép hàng năm được tính theo công thức:

Tiền bồi dưỡng = (Mức lương cấp bậc hàm, ngạch bậc + Các khoản phụ cấp theo lương)/22 ngày x Số ngày không nghỉ hàng năm

  • Trường hợp cán bộ, chiến sỹ đã được đơn vị bố trí, sắp xếp thời gian cho nghỉ phép nhưng không có nhu cầu nghỉ phép hoặc tự nguyện không nghỉ phép thì không được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.

Chế độ trực trong Công an nhân dân

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 17/2012/TT-BCA quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành, trực chỉ huy, trực ban, thường trực chiến đấu trong công an được quy định như sau:

1. Các đơn vị Công an nhân dân phải tổ chức nghiêm túc chế độ trực chỉ huy, trực ban, đảm bảo quân số thường trực chiến đấu theo quy định của Bộ Công an.

2. Cán bộ trực chỉ huy phải nắm vững tình hình mọi mặt của đơn vị để xử lý và giải quyết các công việc theo đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.

3. Cán bộ trực ban khi làm nhiệm vụ phải giúp thủ trưởng đơn vị nắm vững quân số, vũ khí, trang bị phương tiện; đề xuất xử lý và giải quyết các yêu cầu công tác, chiến đấu, xây dựng lực lượng, hậu cần kỹ thuật; phải đeo băng trực ban; có sổ ghi chép và phương tiện cần thiết phục vụ công tác.

4. Cán bộ, chiến sĩ thường trực chiến đấu phải có mặt tại đơn vị, sẵn sàng giải quyết công việc khi có yêu cầu.

Theo đó, chế độ trực trong công an được thực hiện theo quy định của Bộ công an. Căn cứ tình hình thực tế về lực lượng, phương tiện, yêu cầu nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an các đơn vị, địa phương quyết định việc chia ca thường trực và chế độ nghỉ cho phù hợp.

Chế độ công tác thường trực của Công an nhân dân

Lực lượng chỉ huy trực ban

1. Đối với Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh): Bố trí trực chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại Thông tư số 03/2019/TT-BCA ngày 25/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về công tác trực ban, trực chỉ huy trong Công an nhân dân.

2. Đối với Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: Bố trí 01 đồng chí lãnh đạo Phòng trực chỉ huy.

3. Đối với Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện): Bố trí 01 đồng chí lãnh đạo Công an cấp huyện trực chỉ huy.

4. Đối với các Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực, Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp huyện: Bố trí 01 đồng chí Chỉ huy đội trực chỉ huy.

Chế độ trực trong Công an nhân dân
Chế độ trực trong Công an nhân dân

Số lượng chiến sĩ trực ban

Cán bộ, chiến sĩ được bố trí thành các tổ thường trực tương ứng với đội hình chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ bản để vận hành, sử dụng các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đưa vào thường trực, cụ thể:

1. Đối với xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ: Bố trí mỗi xe 01 tổ (gồm 01 Tổ trưởng, 04 chiến sĩ và 01 lái xe).

2. Đối với tàu chữa cháy: Bố trí mỗi tàu 01 tổ (gồm 01 Tổ trưởng, 07 chiến sĩ và 01 lái tàu).

3. Đối với ca nô chữa cháy, ca nô cứu nạn, cứu hộ: Bố trí mỗi ca nô 01 tổ (gồm 01 Tổ trưởng, 05 chiến sĩ và 01 lái ca nô).

4. Đối với xuồng chữa cháy, xuồng cứu nạn, cứu hộ: Bố trí mỗi xuồng 01 tổ (gồm 01 Tổ trưởng, 03 chiến sĩ và 01 lái xuồng).

5. Đối với các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới khác, căn cứ tính năng tác dụng của phương tiện và thiết kế của nhà sản xuất: Bố trí mỗi phương tiện 01 tổ (gồm 01 Tổ trưởng, 01 chiến sĩ điều khiển phương tiện và số lượng chiến sĩ theo thiết kế của nhà sản xuất).

Chế độ trực ban

1. Trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn bảo đảm 24/24 giờ và được chia thành các ca trực.

2. Mỗi ca trực phải bố trí tối thiểu 02 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có ít nhất 01 sĩ quan hoặc hạ sĩ quan có nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

3. Căn cứ tình hình thực tế về lực lượng, phương tiện, yêu cầu nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an các đơn vị, địa phương quyết định việc chia ca thường trực và chế độ nghỉ cho phù hợp.

4. Đối với cán bộ, chiến sĩ đã thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ từ 02 giờ trở lên vào ban đêm (từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng ngày hôm sau) thì không phải tham gia huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong ngày hôm sau.

Quy định về các hoạt động giao ca trực ban

1. Giao, nhận ca thường trực

Việc giao, nhận giữa hai ca thường trực được thực hiện hằng ngày, thời gian tính từ đầu giờ làm việc của ngày hôm trước đến đầu giờ làm việc của ngày hôm sau. Nội dung giao, nhận gồm:

a) Tập hợp và kiểm tra quân số của hai ca thường trực;

b) Trực chỉ huy cấp Đội của ca thường trực trước báo cáo, nhận xét tóm tắt tình hình, kết quả thực hiện các mặt công tác trong ca thường trực;

c) Tiến hành bàn giao giữa ca thường trực trước với ca thường trực sau; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ, từng cán bộ, chiến sĩ trong ca thường trực sau;

d) Cán bộ, chiến sĩ ca thường trực sau kiểm tra các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thường trực theo nhiệm vụ được chỉ huy giao;

đ) Việc giao, nhận ca thường trực phải được ghi chép vào Sổ giao, nhận ca thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.

Trong thời gian đang bàn giao ca thường trực mà nhận được tin báo cháy, sự cố, tai nạn thì ca thường trực trước nhanh chóng đi thực hiện nhiệm vụ và phân công ca sau thường trực tại đơn vị. Sau khi kết thúc nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chỉ huy đơn vị tiếp tục tổ chức bàn giao ca thường trực.

Trách nhiệm của công an nhân dân khi trực ban

1. Tổ chức giao, nhận ca thường trực và kiểm tra thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng, phương tiện trong ca thường trực. Tổ chức các hoạt động khác của đơn vị theo chương trình, kế hoạch công tác.

2. Cán bộ, chiến sĩ trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn:

a) Sử dụng thành thạo các thiết bị thông tin liên lạc; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố;

b) Tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn theo quy định.

3. Cán bộ, chiến sĩ thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Thời gian cán bộ, chiến sĩ lên phương tiện và nổ máy sẵn sàng xuất phát kể từ khi có lệnh báo động: Đối với phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới đường bộ không quá 90 giây; đối với tàu, xuồng, ca nô không quá 180 giây;

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề Chế độ trực trong Công an nhân dân″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định thủ tục giải thể công ty cổ phần hoặc dịch vụ thám tử tìm người ; muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Công an được nghỉ phép năm bao nhiêu ngày?

Theo quy định được đề cập tại phần 4 trên thì hàng năm nếu đi làm đủ 12 tháng, công an sẽ được nghỉ phép năm là: 15 ngày phép có lương, đồng thời số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên; cứ đủ 05 năm được nghỉ thêm 01 ngày.

Số ngày đi đường khi nghỉ phép của công an nhân dân?

Về số ngày đi đường khi nghỉ phép, theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Mục A Thông tư số 07/2004/TT-BCA(X13), cán bộ, chiến sĩ nghỉ hàng năm nếu đi bằng phương tiện ô tô, tàu thủy, tàu hỏa mà số ngày đi đường (cả đi lẫn về) trên 2 ngày thì từ ngày thứ ba trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm.
Do vậy, số ngày đi đường (cả đi lẫn về) trên 2 ngày thì từ ngày thứ ba trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm.
Do yêu cầu về nhiệm vụ, một số cán bộ, chiến sĩ công an sẽ được phân công công tác xa gia đình, đây là một thiệt thòi lớn đối với những người công tác trong các ngành đặc thù như công an. Vì vậy, nhà nước có những chính sách tạo điều kiện tăng thêm thời gian nghỉ phép tính cả thời gian đi đường để họ có nhiều thời gian bên gia đình, người thân hơn; đồng thời đảm bảo công bằng về số ngày nghỉ phép giữa người có gia đình gần đơn vị và gia đình xa đơn vị công tác.

 Chế độ tiền lương, phụ cấp với công nhân công an

– Về tiền lương:
Nghị định này ban hành Bảng lương công nhân công an. Trong đó, mức lương được tính theo công thức: Lương cơ sở x Hệ số lương.
Với hệ số lương từ 2,7 đến 6,65, mức lương của công nhân công an dao động từ 4.023.000 đồng/tháng đến 9.908.500 đồng/tháng.
– Về phụ cấp
Công nhân công an được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp gồm: Phụ cấp thâm niên vượt khung; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp đặc biệt; Phụ cấp độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp trách nhiệm công việc; Phụ cấp công vụ; Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.