Chế độ thủ trưởng là gì? Pháp luật quy định chế độ thủ trưởng như nào?

15/11/2021
Chế độ thủ trưởng là gì? Pháp luật quy định chế độ thủ trưởng như nào?
1210
Views

Chế độ thủ trưởng là một trong những thuật ngữ pháp lý thường để chỉ trách nhiệm; quyền lực của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ Chế độ thủ trưởng là gì? Pháp Luật quy định như thế nào về chế độ thủ trưởng? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật tổ chức Chính phủ 2015

Chế độ thủ trưởng là gì?

Chế độ thủ trưởng là Chế độ lãnh đạo, làm việc trong đó người đứng đầu cơ quan, tổ chức có toàn quyền tự quyết định; và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức do mình quản lý.

Chế độ thủ trưởng thường được áp dụng trong cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn; (Bộ, cơ quan ngang Bộ); hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (Sở, Phòng, Ban, Ngành). Bộ trưởng, Giám đốc Sở, Trưởng Phòng… là những người có toàn quyền tự quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức; và chịu trách nhiệm trước cấp trên về quyết định của mình.

Các chế độ thủ trưởng

Hiện nay, theo quy định của pháp luật của Việt Nam, chế độ thủ trưởng bao gồm các chế độ sau:

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ:

Là thành viên của Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ,; lãnh đạo công tác của bộ; cơ quan ngang bộ, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

Cơ quan ngang bộ tại Việt Nam hiện nay gồm có: Ủy ban dân tộc; Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ. Như vậy, người đứng đầu các cơ quan trên gồm: Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Thanh tra Chính phủ; và Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ được coi là Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Thủ trưởng đơn vị mua sắm

Là chủ đầu tư (đối với dự án đầu tư) hoặc là thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương (đối với mua sắm không lập dự án đầu tư) được cấp có thẩm quyền giao thực hiện mua sắm.

Thủ trưởng đơn vị có kho tiền

Là người đứng đầu đơn vị có kho tiền (tại Kho bạc Nhà nước là Tổng Giám đốc; tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ;(gọi chung là Kho bạc Nhà nước tỉnh) là Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; tại Kho bạc Nhà nước huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước huyện) là Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện); tại phòng Giao dịch là Trưởng phòng giao dịch.

Thủ trưởng đơn vị:

Là công chức đang công tác tại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trực thuộc Bộ; cơ quan ngang Bộ hoặc các công chức lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ; cơ quan ngang bộ, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.

Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Thứ nhất: Với tư cách là thành viên Chính phủ:

– Tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

– Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, chính sách, cơ chế; văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về công việc của Chính phủ; và công việc khác có liên quan; chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao.

– Tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ.

– Thực hiện các công việc cụ thể theo ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; chương trình và các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.

Thứ hai: Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ

Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ thủ trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 34 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như:
– Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của cơ quan ngang bộ được Chính phủ giao.

– Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ mà mình là người đứng đầu.

– Đề nghị Thủ tướng Chính phủ việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

– Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công; ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công,….

Trách nhiệm của thủ trưởng

Trách nhiệm của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ:

Điều 37 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định thủ trưởng có trách nhiệm:

  • Chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
  • Thực hiện báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
  • Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.

Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị:

Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ, trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên dây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Chế độ thủ trưởng là gì? Pháp Luật quy định như thế nào về chế độ thủ trưởng?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Biệt phái viên chức là gì?

Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức

Quy định về biệt phái công chức?

Điều 37 Nghị định 24/2010/NĐ-CP hướng dẫn Biệt phái công chức như sau:
– Việc biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
+ Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
– Thời hạn biệt phái công chức không quá 03 năm. Đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận