Chế độ sĩ quan dự bị khi tham gia huấn luyện như thế nào?

14/09/2022
Chế độ sĩ quan dự bị khi tham gia huấn luyện
1681
Views

Xin chào Luật sư 247, Hiện nay tôi là hạ sĩ quan hiện đang tham gia lực lượng dự bị động viên theo qui định hiện hành tại địa phương. Theo lệnh gọi vừa qua tôi có tham gia huấn luyện chiến đấu và chuyển trạng thái chiến đấu để diễn tập khu vực phòng thủ, mọi công việc trong huấn luyện tôi đều thực hiện theo quy định. Vậy tôi muốn hỏi khi hết thời gian thực hiện theo lệnh gọi của địa phương tôi và các đồng chí trong đơn vị dự bị động viên sẽ được hưởng những chính sách, tiền lương hay phụ cấp, tiền tàu xe như thế nào?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về chế độ sĩ quan dự bị khi tham gia huấn luyện như thế nào? Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Sĩ quan dự bị là gì?

Sĩ quan dự bị là những sĩ quan được phân theo hạn tại khoản 1 điều 11 và điều 17, được phong hoặc thăng quân hàm theo quy định của pháp luật, theo Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan dự bị được đăng ký và được quản lý bởi cơ quan Quân sự địa phương nơi sĩ quan đang công tác hoặc đang cư trú.

Sĩ quan sẽ được huấn luyện và tiến hành kiểm tra theo định kỳ, đồng thời được đứng trong hàng ngũ dự bị và khi có nhu cầu sẽ được huy động.

Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.

Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh sĩ quan do Chính phủ quy định.

Khi được làm sĩ quan dự bị thì cá nhân sẽ được hưởng các quyền lợi như:

  • Được hưởng phụ cấp hàng tháng, đồng thời trong khoảng thời gian huấn luyện ngoài việc được hưởng phụ cấp thì sĩ quan dự bị sẽ được hưởng các chế độ khám chữa bệnh tại các bệnh viện quân y, được miễn lao động công ích và các chế độ khác do Nhà nước quy định
  • Sau khi hoàn tất thời gian trong quân ngũ, khi trở về địa phương thì nếu sĩ quan dự bị có nhu cầu và đạt tiêu chuẩn thì có thể chuyển lên ngạch sĩ quan tại ngũ

Đồng thời cũng sẽ có các nghĩa vụ như: Chấp hành đúng lệnh triệu tập đi đào tạo, nếu không chấp hành đúng thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức như không cấp giấy chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp, buộc đi thực hiện nghĩa vụ, nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chế độ sĩ quan dự bị khi tham gia huấn luyện

 Chế độ, chính sách đối với quân nhân dự bị khi được huy động tham gia huấn luyện, diễn tập

Tại Điều 23 Nghị định số 39/CP ngày 28/4/1997 của Chính phủ qui định đối tượng được hưởng chế độ chính sách, như sau:

1. Về chế độ tiền lương và phụ cấp:

a) Quân nhân dự bị đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được cơ quan, đơn vị nơi làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe theo chế độ hiện hành đối với công nhân, viên chức đi công tác. Cơ quan, đơn vị đang hưởng lương từ nguồn ngân sách nào thì do nguồn ngân sách đó bảo đảm.

b) Quân nhân dự bị thuộc các đối tượng khác được đơn vị Quân đội cấp một khoản phụ cấp bằng mức lương theo cấp bậc quân hàm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hoặc bằng mức phụ cấp theo cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ; được cấp tiền tàu xe và phụ cấp đi đường như đối với quân nhân tại ngũ.

2. Được mượn quân trang, được mượn hoặc cấp một số đồ dùng sinh hoạt và đài thọ về ăn theo chế độ hiện hành đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.

3. Gia đình của sĩ quan dự bị đã qua phục vụ tại ngũ, gia đình của quân nhân chuyên nghiệp dự bị và gia đình của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một đã qua phục vụ tại ngũ được hưởng một khoản trợ cấp như sau:

          a) Quân nhân dự bị không hưởng tiền lương, tiền công thì gia đình được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,1 so với tiền lương tối thiểu;

          b) Quân nhân dự bị đang hưởng tiền lương, tiền công thì gia đình được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,05 so với lương tối thiểu.

4. Quân nhân dự bị trong diện phải thực hiện nghĩa vụ  lao động công ích, thì thời gian tập trung được trừ vào thời gian nghĩa vụ lao động công ích của bản thân. Nếu thời gian tập trung nói trên nhiều hơn thời gian nghĩa vụ lao động công ích của bản thân thì được trừ tiếp vào năm sau.

5. Quân nhân dự bị đang công tác ở các cơ quan, đơn vị nếu đang nghỉ phép năm mà được gọi tập trung thì những ngày phép còn lại được nghỉ tiếp sau đó hoặc được nghỉ tiếp vào thời gian thích hợp.

          Nếu thời gian tập trung nói trên trùng với thời gian thi nâng bậc, thi kết thúc học kỳ hoặc thi kết thúc khóa học nghiệp vụ tại chức và có chứng nhận của nơi làm việc, nơi học tập thì quân nhân dự bị được hoãn tập trung đợt đó.

 6. Quân nhân dự bị nếu bị thương, ốm đau hoặc chết mà đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành. Quân nhân dự bị chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì được Nhà nước trợ cấp. Quân nhân dự bị nếu bị thương hoặc hy sinh mà được xác nhận là thương binh, liệt sĩ thì bản thân và gia đình được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công theo quy định hiện hành. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện các chế độ chính sách trên.

 7. Quân nhân dự bị có thành tích thì được xét khen thưởng theo quy định hiện hành và được tính thành tích đó vào thành tích thi đua ở đơn vị cơ sở.”

          Tại Mục B Thông tư liên tịch số 1232/1998/TTLT-BQP-BLĐTB&XH-BTC ngày 24/4/1998 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính quy định chế độ chính sách đối với quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu, như sau:

1. Đối tượng được hưởng chế độ chính sách quy định tại Điều 23 Nghị định 39/CP (như đã nêu ở trên).

2. Chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp và phúc lợi khác

a) Quân nhân dự bị đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, trong thời gian tập trung được cơ quan, đơn vị nơi làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe theo chế độ hiện hành đối với công nhân, viên chức đi công tác. Cơ quan, đơn vị đang hưởng lương từ nguồn ngân sách nào thì do nguồn ngân sách đó bảo đảm.

b) Quân nhân dự bị thuộc các đối tượng khác:

  • Nếu thời gian tập trung từ 5 ngày trở lên trong một đợt thì được cấp một khoản phụ cấp như sau:
  • Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ, khoản phụ cấp được tính bằng mức phụ cấp quân hàm hai năm đầu của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có cùng cấp bậc quân hàm. Nếu thời gian tập trung từ 5 ngày đến 15 ngày thì được hưởng ½ tháng phụ cấp; nếu tập trung từ 16 ngày đến 31 ngày thì được hưởng cả tháng phụ cấp; nếu tập trung trên 31 ngày thì mức phụ cấp tiếp tục được hưởng như qui định từ đầu.
  • Được thanh toán tiền tàu xe, phụ cấp đi đường theo chế độ hiện hành như quân nhân tại ngũ đi công tác.

Các khoản phụ cấp và tiền tàu xe, phụ cấp đi đường nói ở trên do các đơn vị quân đội tổ chức huấn luyện, diễn tập, kiểm tra trực tiếp chi trả cho quân nhân dự bị khi kết thúc đợt tập trung và quyết toán vào ngân sách quốc phòng nếu là đơn vị bội đội chủ lực, quyết toán vào ngân sách tỉnh nếu là đơn vị bộ đội địa phương.

Chế độ trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị được quy định thế nào?

Theo Điều 3 Nghị định 79/2020/NĐ-CP thì phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên, quân nhân dự bị được bổ nhiệm chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên được quy định như sau:

  • Phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên
  • Mức 160.000 đồng/tháng đối với sĩ quan dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.
  • Mức 320.000 đồng/năm đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.
  • Phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên

Quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ cấp tiểu đội và tương đương trở lên được hưởng phụ cấp như sau:

  • Mức 480.000 đồng/quý đối với Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng và tương đương.
  • Mức 560.000 đồng/quý đối với Trung đội trưởng và tương đương.
  • Mức 640.000 đồng/quý đối với Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội và tương đương.
  • Mức 720.000 đồng/quý đối với Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội và tương đương.
  • Mức 800.000 đồng/quý đối với Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn và tương đương.
  • Mức 880.000 đồng/quý đối với Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn và tương đương.
  • Mức 960.000 đồng/quý đối với Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính ủy trung đoàn và tương đương.
  • Mức 1.040.000 đồng/quý đối với Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương.
  • Điều kiện và thời gian hưởng phụ cấp
  • Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này có thời gian xếp vào đơn vị dự bị động viên từ đủ 15 ngày trong tháng trở lên thì tháng đó được hưởng phụ cấp; dưới 15 ngày trong tháng thì tháng đó không được hưởng phụ cấp.
  • Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có thời gian xếp vào đơn vị dự bị động viên từ đủ 06 tháng liên tục trở lên thì năm đó được hưởng phụ cấp; dưới 06 tháng thì năm đó không được hưởng phụ cấp.
  • Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này, thực hiện trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên và có đủ 45 ngày trong một quý trở lên thì quý đó được hưởng phụ cấp. Trong quý, quân nhân dự bị được bổ nhiệm chức vụ mới thì từ quý tiếp theo được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo chức vụ mới.
  • Thời gian hưởng phụ cấp đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này là khoảng thời gian quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên.
  • Đối tượng hưởng phụ cấp quy định tại khoản 2 Điều này thì thôi hưởng phụ cấp tại khoản 1 Điều này.
  • Tổ chức chi trả

Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổ chức chi trả chế độ phụ cấp đối với đối tượng quy định tại Điều này.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Chế độ sĩ quan dự bị khi tham gia huấn luyện như thế nào?“. Mong rằng các thông tin trên đây mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như:, giấy phép an ninh, trật tư; giấy phép môi trường hay các vấn đề liên quan đến đất đai như thừa kế, chia tách, luật sư tư vấn ly hôn nhân, dịch vụ thám tử theo dõi ngoại tình…Nếu quý khách có nhu cầu mua bán doanh nghiệp; hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất: 0833102102. Hoặc liên hệ qua:

Vi phạm về đăng ký nghĩa vụ quân sự thì bị xử phạt như thế nào?

Theo khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP), xử phạt vi phạm đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định như sau
– Phạt cảnh cáo đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự nhưng không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu;
– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với:
+ Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp đã phạt cảnh cáo nêu trên;
+ Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định;
+ Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định;
+ Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;
+ Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.

Trốn nghĩa vụ quân sự đi tù bao lâu?

Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp trốn tránh nhập ngũ theo lệnh gọi nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị xử phạt hành chính và buộc phải nhập ngũ. Sau khi bị xử phạt hành chính mà không thực hiện mà tiếp tục trốn tránh nhập ngũ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm)

Thời gian đi nghĩa vụ quân sự là bao lâu?

Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân đã được quy định tại Luật nghĩa vụ dân sự thông thường là 24 tháng được tính kể từ ngày giao nhận quân, hoặc kể từ ngày có quyết định nhập ngũ của cơ quan có thẩm quyền, và thời gian ra hạn thêm tối đa là không quá 06 tháng

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Nghĩa vụ quân sự

Comments are closed.