Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép vận tải năm 2022

09/09/2022
Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép vận tải năm 2022
517
Views

Giấy phép kinh doanh vận tải được hiểu là một loại giấy phép con được áp dụng với ngành vận tải, một ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật. Là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho nên việc xin cấp giấy phép là bắt buộc đối với tổ chức/cá nhân có nhu cầu hoạt động kinh doanh vận tải. Trong trường hợp này, tổ chức/cá nhân hoạt động vận tải mà không có giấy phép sẽ bị phạt rất nặng. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về thủ tục xin cấp giấy phép vận tải năm 2022.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 10/2020/NĐ-CP

Kinh doanh vận tải hàng hóa có cần giấy phép không?

Căn cứ vào khoản Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP. về quy định đối với vận tải hàng hoá

“11. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành và có các thông tin tối thiểu gồm: Tên đơn vị vận tải; biển kiểm soát xe; tên đơn vị hoặc người thuê vận tải; hành trình (điểm đầu, điểm cuối); số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe.

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi thực hiện vận chuyển, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.”

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải

Theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP về việc kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô thì doanh nghiệp phải đảm bảo những điều kiện sau:

  • Đăng ký kinh doanh vận tải bằng các loại xe ô tô theo quy định của pháp luật.
  • Phương tiện phải đảm bảo về số lượng và chất lượng sao cho phù hợp nhất với hình thức kinh doanh.
  • Lái xe và lơ xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh. Đặc biệt là họ không đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật.
  • Người lái xe phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Hoặc đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác phải có trình độ cao đẳng trở lên. Hơn nữa thời gian công tác của người đó tại đơn vị vận tải là ít nhất 3 năm trở lên.
  • Đơn vị kinh doanh vân tải phải có nơi đỗ xe phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông về vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
  • Đơn vị kinh doanh bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe để theo dõi, tiếp nhận thông tin từ xa.
  • Doanh nghiệp vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có bộ phận quản lý để theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông. Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.
Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép vận tải năm 2022
Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép vận tải năm 2022

Tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải

Để tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải, các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh truy cập trực tiếp vào đường link https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ tại website của Cổng thông tin điện tử quốc gia

Bước 2: Tại ô tìm kiếm góc bên trái của trang chủ,người thực hiện của các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh sẽ nhập mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp của mình vào thì sẽ nhận được kết quả tìm kiếm, bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp: tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài, tên doanh nghiệp viết tắt;
  • Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh vận tải;
  • Mã số doanh nghiệp vận tải;
  • Loại hình pháp lý của của doanh nghiệp kinh doanh vận tải;
  • Ngày bắt đầu thành lập cơ sở kinh doanh vận tải;
  • Tên người đại diện theo pháp luật trên giấy đăng ký kinh doanh vận tải;
  • Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp kinh doanh vận tải;
  • Ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã

  • Đơn đề nghị lại giấy phép do Bộ GTVT quy định.
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản sao công chứng các văn bằng, chứng chủ của người trực tiếp điều hành.
  • Phương án kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định của Bộ GTVT.
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe.
  • Danh sách các xe kèm theo bản photo công chứng giấy đăng ký xe, chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh loại hình vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có thêm những giấy tờ sau: Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận theo dõi an toàn giao thông; Hồ sơ đăng ký chất lượng dịch vụ; Hợp đồng và bản nghiệm thu việc gắn các thiết bị giám sát hành trình trên toàn bộ xe vận tải. 
  • Doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải bằng xe taxi thì phải có thêm hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc giữa các xe đã đăng ký với trung trung tâm điều hành. 
  • DN, HTX kinh doanh vận tải bằng xe container phải có thêm căn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông. Đồng thời DN, HTX phải xuất trình được hợp đồng, bản nghiệm thu lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình.  

Đối với hộ kinh doanh

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ GTVT ban hành.
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận ĐKKD.
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay hợp đồng thuê đất để đỗ xe.
  • Danh sách xe cùng các bản photo công chứng Giấy đăng ký.
  • Bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải

Thủ tục đăng ký giấy phép được tiến hành theo các bước sau căn cứ vào Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để nộp tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Bước 3: Thẩm định nội dung và cấp giấy phép kinh doanh.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.

Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Mẫu giấy đề nghị cấp phép kinh doanh vận tải

Xử phạt không có giấy phép kinh doanh vận tải

Căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 5, Điều 28, Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

“5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;”

Dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải của Luật sư 247

Giấy tờ khách hàng cần chuẩn bị

Đăng ký, đăng kiểm xe.

Thông tin để truy cập thiết bị giám sát hành trình.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập tổ chức có ngành nghề kinh doanh vận tải đường bộ bằng xe ô tô.

Bản sao chứng thực ( hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải (từ cao đẳng trở lên đối với chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật, từ trung cấp trở lên đối với chuyên ngành vận tải).

Công việc Luật sư 247 sẽ tiến hành thực hiện

Tư vấn miễn phí các nội dung liên quan đến thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và các nội dung khác nếu khách hàng có yêu cầu.

Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục.

Soạn thảo các giấy tờ cần thiết khác như: Đơn đề nghị cấp giấy phép; phương án kinh doanh vận tải…

Chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh và nộp lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Thay mặt quý khách hàng theo dõi hồ sơ và cập nhật thường xuyên tình trạng hồ sơ sau khi nộp.

Khiếu nại, bổ sung các giấy tờ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

Nhận giấy phép và bàn giao đến tận tay khách hàng đúng thời hạn, trường hợp quá thời gian cam kết phải nêu rõ lý do.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép vận tải năm 2022“. Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web:  Lsxlawfirm. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy phép an ninh, trật tư; giấy phép môi trường hya các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp như sáp nhập doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp, đăng ký chi nhánh…Nếu quý khách có nhu cầu mua bán doanh nghiệp; hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất: 0833102102. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa?

Điều 5 Thông tư 50/2016/TT-BGTVT quy định:
1. Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa là 01 (một) năm được áp dụng đối với các trường hợp như sau:
a) Tàu biển phục vụ 01 (một) cơ sở sản xuất hàng hóa;
b) Loại tàu biển mà đội tàu biển Việt Nam chưa có.
2. Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa là 06 (sáu) tháng được áp dụng đối với các loại tàu biển khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong trường hợp doanh nghiệp đề xuất thời hạn cho tàu biển nước ngoài vận tải biển nội địa, thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa được cấp theo đề nghị của doanh nghiệp nhưng không quá 01 (một) năm đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, không quá 06 (sáu) tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa theo chuyến được áp dụng đối với tàu biển vận chuyển hành khách, hành lý từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại.

Thẩm quyền cấp giấy phép vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa?

Điều 15 Nghị định 29/2005/NĐ-CP quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm và việc vận tải hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa, theo đó:
1. Căn cứ mức độ nguy hiểm của loại, nhóm, tên hàng hóa trong danh mục hàng hóa nguy hiểm quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Nghị định này, các cơ quan được nêu tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm quy định loại, nhóm, tên hàng hóa nguy hiểm bắt buộc phải có giấy phép vận tải hàng hóa nguy hiểm khi vận tải trên đường thủy nội địa.
2. Thẩm quyền cấp giấy phép vận tải hàng hóa nguy hiểm được quy định như sau:
a) Bộ Công an quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng hóa nguy hiểm đối với hàng hóa thuộc loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9;
b) Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng hóa nguy hiểm đối với hàng hóa thuộc loại 5, loại 7 và loại 8;
c) Bộ Y tế quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng hóa nguy hiểm đối với hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng hóa nguy hiểm đối với các loại, nhóm, tên hàng hóa nguy hiểm còn lại.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa nguy hiểm phục vụ yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai;
b) Hàng hóa nguy hiểm quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế mà Việt Nam chưa ký kết hoặc gia nhập điều ước với các nước, tổ chức quốc tế đó.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.