Chế độ làm việc cho phụ nữ mang thai như thế nào?

11/08/2023
Chế độ làm việc cho phụ nữ mang thai như thế nào?
195
Views

Chào Luật sư hiện nay quy định về đãi ngộ cho người lao động nữ mang thai ra sao? Tôi đang làm việc cho một công ty vô cùng độc hại. Tôi thấy các chị bạn đồng nghiệp của tôi khi nghỉ thai sản thì sẽ bị công ty cho nghỉ luôn. Tôi cũng đang có ý định sinh em bé nhưng thấy công ty như vậy nên vẫn chưa an tâm. Tôi chỉ muốn biết luật quy định Chế độ làm việc cho phụ nữ mang thai như thế nào? Khi được nghỉ thai sản thì người lao động có được những quyền lợi gì? Rất mong được Luật sư tư vấn vấn đề trên. Tôi cảm ơn Luật sư.

Hiện nay chế độ làm việc cho phụ nữ mang thai như thế nào là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Các quy định có liên quan cũng như những thắc mắc của bạn đọc sẽ được giải đáp thông qua nội dung bên dưới đây nhé:

 Lao động nữ có được quyền chuyển công việc nhẹ hơn khi mang thai không?

Hiện nay khi mang thai thì lao động nữ được ưu tiên khá nhiều yếu tố. Có một số vị trí công việc đặc biệt khó khăn và quá tải đối với người đang mang thai. Do đó thì lúc này người lao động nữ có quyền được chuyển công việc nhẹ hơn khi mang thai. Cụ thể nội dung này như sau:

Cụ thể, tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc để NLĐ lựa chọn và phải bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho NLĐ theo quy định khi sử dụng họ làm công việc thuộc danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con (Phụ lục kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH) theo quy định tại Điều 142 Bộ luật Lao động 2019.

Chế độ thai sản theo pháp luật bảo hiểm xã hội thế nào?

Chế độ thai sản theo pháp luật bảo hiểm xã hội ở Bộ luật lao động có nhiều điểm mới và tiến bộ so với Bộ luật lao động 2012. Hiện nay những quy định về Chế độ thai sản theo pháp luật bảo hiểm xã hội cần nắm như sau:

Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. (Khoản 2 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019)

chế độ thai sản theo pháp luật bảo hiểm xã hội
Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. (Khoản 2 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019)

Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

  • Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(1) Lao động nữ mang thai;

(2) Lao động nữ sinh con;

(3) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

(4) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

(5) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

(6) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Người lao động tại trường hợp (2), (3), (4) phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Người lao động tại trường hợp (2) đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Chế độ làm việc cho phụ nữ mang thai như thế nào?

Chế độ làm việc cho phụ nữ mang thai đảm bảo những quyền lợi cơ bản của người lao động nữ. Hiện nay thì lao động nữ mang thai sẽ có những chế độ như không làm ban đêm, làm thêm giờ… Những chính sách, Chế độ làm việc cho phụ nữ mang thai hiện nay được quy định như sau:

Lao động nữ mang thai được áp dụng chế độ bảo vệ thai sản

– Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

– Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương. Những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã được pháp luật quy định cụ thể trong phụ lục Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH về ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

– Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì mang thai, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

– Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

Được ưu tiên không bị xử lý kỷ luật lao động trong thời kỳ mang thai

Trong thời kỳ mang thai lao động nữ được ưu tiên không bị xử lý kỷ luật lao động (Quy định tại điểm d khoản 4 Điều 123 Bộ luật lao động 2012). Tuy nhiên, khi hết thời kỳ mang thai, nghỉ thai sản và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mà chưa hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, lao động nữ vẫn có thể bị xử lý kỷ luật lao động.

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại Điều 124 Bộ luật lao động 2012 tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.

Khi hết thời gian lao động nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì chủ sử dụng lao động được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Chế độ làm việc cho phụ nữ mang thai như thế nào?

Lao động nữ được nghỉ trước khi sinh tối đa mấy tháng?

Lao động nữ được nghỉ trước khi sinh tối đa mấy tháng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tùy vào điều kiện của từng cá nhân nhưng để có tính thống nhất, thời gian lao động nữ được nghỉ trước khi sinh tối đa sẽ là:

Để chuẩn bị tốt cho kỳ sinh nở và nuôi con, BLLĐ 2019 đã có quy định về việc cho phép lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 139 BLLĐ năm 2019, lao động nữ được nghỉ trước sinh tối đa không quá 02 tháng. Thời gian này sẽ được trừ vào thời gian nghỉ thai sản.

Ngoài những quyền lợi theo BLLĐ năm 2019 đã nêu ở trên, lao động nữ mang thai còn được hưởng những quyền lợi tương ứng trong chế độ thai sản của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như: Nghỉ khám thai được hưởng trợ cấp; Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai, thai chết lưu,…

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chế độ làm việc cho phụ nữ mang thai như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về sang tên sổ đỏ bao nhiêu tiền… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Lao động nữ mang thai ược chuyển công việc nhẹ hơn hoặc giảm giờ 01 giờ làm việc hằng ngày không?

Với BLLĐ 2019, người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con nếu mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì sẽ được chuyển làm công việc khác an toàn hơn hoặc giảm 01 giờ làm việc.

Người lao động nữ mang thai có phải làm đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa không?

Khoản 1 Điều 137 BLLĐ năm 2019 quy định:
Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
Với quy định này, người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) sẽ không phải làm việc bân đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.

Nếu lao động nữ mang thai bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì làm sao?

Nếu lao động nữ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì mang thai thì người sử dụng lao động buộc phải nhận người lao động trở lại làm việc, đồng thời bồi thường tổn thất về vật chất và tinh thần cho người lao động theo quy định tại Điều 41 BLLĐ năm 2019.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.