Hiện nay, tình trạng tai nạn giao thông vẫn diễn ra phổ biến trong xã hội gây thiệt hại không chỉ về tài sản mà còn cả sức khỏe và tính mạng của người tham gia giao thông. Vậy trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) mà bị tai nạn giao thông có được hưởng chế độ nào không? Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông” nhé!
Người lao động tham gia BHXH khi bị tai nạn giao thông thì căn cứ vào đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hay tự nguyện và từng trường hợp tai nạn cụ thể mà có thể được hưởng chế độ do Qũy BHXH chi trả:
Tham gia BHXH bắt buộc mà bị tai nạn giao thông
Người lao động đóng BHXH bắt buộc bị tai nạn giao thông có thể được hưởng chế độ ốm đau hoặc tai nạn lao động tùy trường hợp. Thậm chí, nếu bị tai nạn giao thông dẫn mà dẫn tới tử vong, thân nhân của người đó sẽ được hưởng quyền lợi liên quan đến chế tử tuất. Cụ thể:
Chế độ ốm đau khi bị tai nạn giao thông
Căn cứ Điều 25 Luật BHXH 2014, người lao động trong trường hợp này được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động, phải nghỉ việc
– Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Lưu ý: Không giải quyết chế độ ốm đau cho người ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.
Như vậy, nếu không thuộc trường hợp tai nạn lao động, khi bị tai nạn và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau.
Theo đó, người lao động sẽ được những quyền lợi sau:
– Về thời gian nghỉ hưởng chế độ:
Tại Điều 26 Luật BHXH 2014, người lao động được nghỉ hưởng chế độ với số ngày:
+ Làm việc trong điều kiện bình thường:
- 30 ngày: Đã đóng BHXH dưới 15 năm;
- 40 ngày: Đã đóng BHXH đủ 15 – dưới 30 năm;
- 60 ngày: Đã đóng BHXH đủ 30 năm trở lên.
+ Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
- 40 ngày: Đã đóng BHXH dưới 15 năm;
- 50 ngày: Đã đóng BHXH đủ 15 – dưới 30 năm;
- 70 ngày: Đã đóng BHXH đủ 30 năm trở lên.
(Thời gian nghỉ này tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)
– Về mức hưởng chế độ ốm đau:
Theo Điều 28 Luật BHXH 2014, người lao động được hưởng chế độ ốm đau theo mức:
Mức hưởng hàng tháng | = | 75% | x | Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ |
Chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn giao thông
Theo Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu đáp ứng các điều kiện sau:
– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp: Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn kể trên.
Theo đó, nếu bị tai nạn giao thông trên đường đi làm hoặc trên đường đi làm về trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý, người lao động có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động.
Tuy nhiên quy định này không áp dụng đối với trường hợp tai nạn giao thông do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe hoặc do sử dụng ma túy và các chất gây nghiện khác.
Như vậy, nếu đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động sẽ được hưởng một số quyền lợi sau:
– Được người sử dụng lao động thanh toán khoản tiền ít nhất bằng 40% của các mức dưới đây với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng:
+ 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
+ 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết.
– Được Qũy BHXH chi trả các khoản sau: trợ cấp tai nạn lao động; trợ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; trợ cấp phục vụ; trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị.
Chế độ tử tuất khi tai nạn giao thông mà bị chết
Theo quy định tại Mục 5 Chương II Luật BHXH năm 2014, người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc mà bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong thì thân nhân của họ sẽ được hưởng các quyền lợi về chế độ tử tuất gồm:
– Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết;
– Trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng tùy trường hợp.
– Trường hợp chết do tai nạn giao thông thuộc trường hợp tai nạn lao động: Thân nhân được nhận thêm trợ cấp 01 lần bằng 36 lần lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết.
Tham gia BHXH tự nguyện mà bị tai nạn giao thông
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật BHXH năm 2014, BHXH tự nguyện chỉ gồm chế độ hưu trí và tử tuất. Do đó, người lao động đang tham gia BHXH tự nguyện mà bị tai nạn giao thông chỉ được hưởng chế độ của BHXH nếu tử vong.
Theo đó, người lao động chết do tai nạn giao thông thì thân nhân của họ sẽ được hưởng chế độ tử tuất với các quyền lợi tại mục 2 Chương IV Luật BHXH như sau:
– Trợ cấp mai tháng bằng 10 tháng lương cơ sở nếu có thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên;
– Trợ cấp tuất 01 lần:
Mức hưởng = 1,5 x Mbqtn x Số năm đóng BHXH trước 2014 + 2 x Mbqtn x Số năm đóng BHXH từ 2014 trở đi
Trường hợp đóng BHXH chưa đủ 01 năm: Mức hưởng = Số tiền đã đóng (tối đa = 2 x Mbqtn)
(Mbqtn là mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH)
Mời bạn xem thêm
- Viện kiểm sát có phải là cơ quan tư pháp không?
- Cơ quan chỉ đạo trực tiếp phòng, chống tội phạm
- Quy định về chi phí thuê chuyên gia nước ngoài
- Các trường hợp không được cưỡng chế thu hồi đất
- Thủ tục sang tên sổ đỏ hộ gia đình
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai tử, mẫu trích lục hồ sơ địa chính, cấp bản sao trích lục hộ tịch, xin giấy phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Nhà nước. BHXH đảm bảo thay thế hoặc chia sẻ rủi ro từ các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ mất khả năng làm việc. Người tham gia BHXH sẽ được hưởng quyền lợi khi bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.
Để được hưởng chế độ BHXH tai nạn lao động khi bị tai nan giao thông phải đáp ứng 2 điều kiện sau đây:
– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau:
Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc kể cả khi thực hiện các công việc sinh hoạt cần thiết, giờ giải lao;
Ngoài nơi làm việc/ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
Trên tuyến đường từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại trong khoảng thời gian và quãng đường hợp lý;
– Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên
Do vậy, khi bị tai nạn lao động trong quá trình làm việc, gặp tai nạn giao thông khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; hoặc trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; Mà mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn giao thông thì sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động.
Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về việc người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
Như vậy, theo quy định trên thì khi người lao động nghỉ điều trị tai nạn lao động thì người sử dụng lao động vẫn phải trả lương nên không thuộc vào trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội. Nên người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội bình thường.