Quy định về chi phí thuê chuyên gia nước ngoài

02/06/2022
Quy định về chi phí thuê chuyên gia nước ngoài
1575
Views

Có một số lĩnh vực mà chúng ta chưa đủ khả năng để thực hiện nó thì chúng ta phải mời chuyên gia từ nước ngoài đến giúp đỡ và tư vấn. Tuy nhiên, không phải ai hiểu rõ về việc thuê chuyên gia nước ngoài về làm việc tại Việt Nam. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Quy định về chi phí thuê chuyên gia nước ngoài” qua bài viết sau nhé!

Thuê chuyên gia nước ngoài

Theo Điều 152 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện người sử dụng lao động được tuyển dụng, sử dụng người lao động là người nước ngoài trong trường hợp:

– Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

– Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nếu mời chuyên gia nước ngoài về làm việc tại Việt Nam thì bạn cần xác định rõ doanh nghiệp bạn tuyển người lao động này cho vị trí nào, sự cần thiết của chuyên gia này và trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin cấp phép.

Tại điều 151 Bộ luật lao động năm 2019 đã quy định trường hợp người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt nam khi có đủ các điều kiện sau:

– Là người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có chuyên môn tay nghề phù hợp,

– Là người không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt, chưa được xóa án tích theo pháp luật nước ngoài và Việt Nam

Ngoài ra cần phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020.

Mặt khác, người nước ngoài muốn xin giấy phép lao động tại Việt Nam thì cần có lý lịch tư pháp. Điều kiện để cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài như sau:

– Trường hợp người nước ngoài chưa nhập cảnh Việt Nam hoặc đã nhập cảnh nhưng chưa đủ 06 tháng thì cần xin lý lịch tư pháp tại quốc gia mang quốc tịch. Pháp luật của mỗi nước không giống nhau nên quy định cơ quan cấp lý lịch tư pháp là khác nhau.

– Đối với người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam trên 06 tháng thì thủ tục xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài là một hoạt động bắt buộc đối với người nước ngoài đã và đang cư trú ở Việt Nam. Người nước ngoài có thể làm thủ tục xin lý lịch tư pháp tại Sở Tư Pháp tỉnh, thành phố nơi mà người nước ngoài đang tạm trú.

Như vậy, khi đủ các điều kiện trên thì Khi đầy đủ các yếu tố trên thì để người lao động nước ngoài có thể làm việc tại công ty bạn thì cần được cấp giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Lưu ý: đối với người lao động là người nước ngoài ở Việt Nam thì giấy phép chỉ có thời hạn trong vòng 02 năm và gia hạn thêm tối đa là 02 năm. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ và xác định tính chất của công việc trước khi tuyển dụng và xin cấp phép.

Quy định về chi phí thuê chuyên gia nước ngoài
Quy định về chi phí thuê chuyên gia nước ngoài

Quy định về chi phí thuê chuyên gia nước ngoài

Khoản 2, Điều 1 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 1. Đối tượng áp dụng

Hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau (trừ trường hợp nêu tại Điều 2 Chương I):…

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế – Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam…”.

Tại Điều 1 Chương I Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định: “… Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:

Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập”.

Tại Điểm đ1, Khoản 2, Điều 2 Chương I Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013  của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định:

“đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có)…”.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp công ty gia công và xuất trả hàng hóa cho đối tác nước ngoài thì không thuộc đối tượng áp dụng thuế nhà thầu.

Tuy nhiên, đối với các khoản chi phí đi lại, ăn ở của các chuyên gia nước ngoài do công ty chi trả công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân để kê khai và nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định về chi phí thuê chuyên gia nước ngoài”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai tử, mẫu trích lục bản án ly hôn, cấp bản sao trích lục hộ tịch, điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục để chuyên gia nước ngoài có thể làm việc tại Việt Nam như thế nào?

Theo quy định tại thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/08/2017 của bộ lao động thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại việt nam qua mạng điện tử như sau:
– Người sử dụng lao động đăng ký tài khoản tại cổng thông tin điện tử nêu trên và nộp hồ sơ bằng tài khoản đã lập, trong thời hạn ít nhất là 20 ngày trước ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài;
– Trong vòng 12 ngày kể từ ngày nhận được tờ khai và báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài hợp lệ, cơ quan chấp thuận sẽ gửi kết quả qua thư điện tử của người sử dụng lao động. Nếu hồ sơ nộp chưa hợp lệ, cơ quan chấp thuận sẽ ra thông báo chỉnh sửa.
– Sau khi có chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài, người sử dụng lao động nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện hồ sơ bản gốc cho cơ quan chấp thuận. Trong thời hạn 08 giờ cơ quan nhận được bản gốc hồ sơ, cơ quan chấp thuận sẽ trả bản gốc kết quả chấp thuận cho người sử dụng lao động.

Hồ sơ cần chuẩn bị để chuyên gia nước ngoài có thể làm việc tại Việt Nam?

– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép lao động;
– Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do tổ chức y tế có thẩm quyền tại Việt Nam (phải có giá trị dưới 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ);
– Lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng kể tính đến ngày nộp hồ sơ;
– Văn bản chứng minh trình độ phù hợp với công việc là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật: bằng cấp, xác nhận kinh nghiệm từ công ty khác…;
– Bản sao có chứng thực hộ chiếu;

Thời hạn để chuyên gia nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam?

– Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền: 07 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
– Nộp hồ sơ qua mạng, thời hạn trả kết quả là 05 ngày. Cơ quan chấp thuận sẽ cấp Giấy phép lao động nếu hồ sơ hợp lệ hoặc ra thông báo chỉnh sửa hồ sơ nếu có sai sót. Sau khi nhận được Giấy phép lao động qua thư điện tử, người sử dụng lao động sẽ nộp bản gốc hồ sơ cho cơ quan cấp phép và nhận bản gốc giấy phép lao động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.