Khi tham gia vào quan hệ lao động, thực hiện ký kết hợp đồng và tham gia bảo hiểm xã hội thì vấn đề liên quan đến việc sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày khi trong gia đình có người thân mất là nội dung được quan tâm nhiều tới. Vậy quy định pháp luật về chế độ BHXH khi bố mẹ mất như thế nào? Trong trường hợp, công ty không cho người lao động nghỉ việc khi có người thân mất có bị xử phạt không? Để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn quy định pháp luật về vấn đề này, Luật sư 247 mời bạn đọc nội dung bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Chế độ BHXH khi bố mẹ mất như thế nào?
Chế độ nghỉ phép của bảo hiểm xã hội là một trong những quyền lợi quan trọng của người lao động khi tham gia lao động ở tại bất kể đơn vị hay tổ chức nào. Vậy khi khi bố mẹ mất người lao động được nghỉ mấy ngày?
Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về thời gian nghỉ khi bố, mẹ, người thân mất như sau:
“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, khi bố, mẹ đẻ hay bố, mẹ nuôi mất thì sẽ được nghỉ 03 ngày. Người lao động sẽ phải có nghĩa vụ thông báo cho người sử dụng lao động khi bố, mẹ mất. Và người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để xin nghỉ việc việc không hưởng lương nếu muốn nghỉ thêm.
Công ty không cho người lao động nghỉ việc khi có người thân mất có bị xử phạt không?
Một trong các quyền của người lao động được quy định tại Điều 5 Bộ Luật Lao động 2019 đó chính là người lao động có quyền nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể. Nghỉ phép năm là quyền lợi của người lao động khi người lao động đó đã làm việc cho một người sử dụng lao động đủ 12 tháng. Vậy khi công ty không cho người lao động nghỉ việc khi có người thân mất có bị xử phạt không?
Căn cứ vào Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Theo quy định nêu trên thì trường hợp người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc khi người thân của người lao động mất sẽ bị xử phạt hành chính từ 2 triệu đến 5 triệu đồng.
Lưu ý, mức xử phạt hành chính nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì sẽ bị xử phạt hành chính gấp đôi so với cá nhân.
Do đó, công ty không cho nhân viên nghỉ việc khi người thân của nhân viên mất thì công ty sẽ bị xử phạt hành chính từ 4 triệu đến 10 triệu đồng.
Tự ý nghỉ tang mà không thông báo có được hưởng lương không?
Theo quy định, người lao động nghỉ việc riêng có nghĩa vụ thông báo cho người sử dụng lao động về việc nghỉ này. Khi nhà có người thân mất thì đa số nhiều người vì quá đau buồn mà không thông báo cho người sử dụng lao động, người sử dụng lao động có thể thông cảm và bỏ qua cho họ. Cũng không có quy định về việc, không thông báo nghỉ việc riêng thì không được hưởng lương những ngày nghỉ đó.
Tuy nhiên, nếu người lao động nghỉ quá số ngày quy định mà chưa từng thông báo, thỏa thuận với người sử dụng lao động thì người lao động có quyền xem xét xử lý kỷ luật, hoặc nặng thì dẫn đến việc bị sa thải. Theo khoản 4 Điều 125 Bộ luật lao động 2019 quy định về hình thức xử lý kỷ luật trong trường hợp sau:
“4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng”
Vậy, khi nghỉ trong trường hợp gia đình có người thân mất thì vẫn nên báo cho người sử dụng lao động để có thể được hưởng nguyên lương theo quy định. Tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra hoặc người sử dụng lao động cố ý không muốn trả lương cho người lao động và lấy lý do là không thông báo trước.
Người lao động xin nghỉ việc khi có người thân mất như thế nào?
Như quy định pháp luật nêu trên thì trong trường hợp người thân mất, người lao động sẽ được nghỉ việc hưởng nguyên lương nhưng phải thông báo cho người sử dụng lao động biết về sự việc này.
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể là người lao động sẽ phải xin nghỉ việc như thế nào khi có người thân mất.
Do đó, người lao động có thể căn cứ vào tình hình thực tế để lựa chọn những hình thức xin nghỉ phép như làm đơn, gửi thư điện tử hoặc thông qua điện thoại,… để thông báo cho người sử dụng lao động biết.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Chế độ BHXH khi bố mẹ mất chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chế độ BHXH khi bố mẹ mất như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến việc sang tên sổ đỏ tốn bao nhiêu tiền. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Khi nào được hưởng chế độ tử tuất?
- Chồng chết vợ được hưởng chế độ gì?
- Quy định về chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định Bộ luật Lao động, người lao động sẽ được nghỉ phép 3 ngày hoặc 1 ngày khi gia đình có tang. Tuy nhiên, quy định này không đề cập cụ thể người lao động được nghỉ phép ngày nào trong tuần. Do đó, người lao động có thể lựa chọn ngày nghỉ phép phù hợp với bản thân.
– Trong trường hợp ngày nghỉ rơi vào cuối tuần, thứ bảy và chủ nhật, đây là những ngày nghỉ đương nhiên nên người lao động sẽ được tính nghỉ phép vào những ngày kế tiếp.
Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp sau đây:
+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ chết: nghỉ 03 ngày;
+ Cha nuôi, mẹ nuôi chết: nghỉ 03 ngày;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;
+ Cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;
+ Vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;
+ Con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày khi:
– Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết;
– Anh, chị, em ruột chết;
– Cha hoặc mẹ kết hôn;
– Anh, chị, em ruột kết hôn.