Chế độ bảo hiểm xã hội cho người bệnh ung thư như thế nào?

21/07/2023
Chế độ bảo hiểm xã hội cho người bệnh ung thư
569
Views

Bảo hiểm xã hội mang lại nhiều quyền lợi cho người lao động. Theo quy định pháp luật, bảo hiểm xã hội bắt buộc có nhiều chế độ hơn bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong khi bảo hiểm xã hội bắt buộc có chế độ ốm đau, thai sản thì bảo hiểm xã hội tự nguyện thì không. Do vậy, khi làm việc tại một doanh nghiệp, người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng bảo hiểm xã hội. Vì bảo hiểm xã hội sẽ chi trả cho những rủi ro, bất trắc có thể xảy ra trong quá trình làm việc. Vậy chế độ bảo hiểm xã hội cho người bệnh ung thư bao gồm những chế độ nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
  • Thông tư 56/2017/TT-BYT;
  • Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

Tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng những chế độ nào?

Để bảo vệ người lao động pháp luật Việt Nam đã đặt ra một số điều luật quy định về các chế độ, đãi ngộ đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và được ban hành trong Luật Bảo hiểm xã hội. Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy đinh về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

Như vậy, khi bạn tham gia bảo hiểm xã hội bạn sẽ được hưởng các chế độ như quy định trên.

Chế độ bảo hiểm xã hội cho người bệnh ung thư

Những quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động được pháp luật quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Về vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người bệnh ung thư được quy định tại Điều 7 Nghị định 134/2015/NĐ-CP của Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 77 của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động.

2. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 của Luật Bảo hiểm xã hội.

3. Giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây tại Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 73 của Luật này nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội;

b) Ra nước ngoài để định cư;”

Cùng với đó tại Điểm c Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về Bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần. Các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần gồm:

“1. Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

2. Các bệnh, tật ngoài các bệnh quy định tại khoản 1 Điều này có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Do đó, khi mắc bệnh ung thư bạn nên cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin để được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Ngoài ra, tại Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 143/2020/TT-BQP còn có quy định về việc thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau như sau:

d) Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

Ngoài được hưởng những chế độ trên, người bệnh ung thư còn được hưởng những chế độ từ bảo hiểm y tế. Điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế như sau:

g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;

Như vậy, người bị bệnh ung thư được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như trên.

Chế độ bảo hiểm xã hội cho người bệnh ung thư
Chế độ bảo hiểm xã hội cho người bệnh ung thư

Có giấy ra viện là có được hưởng bảo hiểm xã hội hay không?

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị ốm đau thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; khoản 1, khoản 2 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT. Cụ thể, hồ sơ đề nghị hưởng gồm giấy tờ sau:

  • Đối với người lao động điều trị nội trú: Giấy ra viện.
  • Đối với người lao động điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội hoặc Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

Như vậy, người lao động cần cung cấp đầy đủ những giấy tờ nêu trên cho cơ quan bảo hiểm xã hội để được giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng BHYT cho bệnh nhân ung thư

Nếu đã tham gia BHYT, tất cả bệnh nhân (bao gồm cả người bị ung thư) khi đi khám chữa bệnh (KCB) sẽ được Qũy BHYT thanh toán theo phạm vi và mức hưởng theo Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 như sau:

* Khám chữa bệnh đúng tuyến

Bệnh nhân sẽ được thanh toán trong phạm vi BHYT chi trả với tỷ lệ:

  • 100% chi phí KCB: Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở…
  • 95% chi phí KCB: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
  • 80% chi phí KCB: Đối tượng khác.

Hiện nay, số lượng người bị ung thư trên cả nước đang có xu hướng tăng và trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh. Trong đó, phần lớn người bệnh thuộc nhóm được chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh.

Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư thuộc nhóm này có thể được hưởng quyền lợi cao hơn nếu tham gia BHYT 05 năm liên tục và có số tiền đồng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở. Khi đó, người bệnh sẽ được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được BHYT thanh toán.

* Khám chữa bệnh trái tuyến

Trường hợp tự đi khám, điều trị ung thư không đúng tuyến, vượt tuyến, người bệnh chỉ được thanh toán theo mức hưởng đúng tuyến với các tỷ lệ nhất định:

  • Bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
  • Bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;
  • Bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí KCB.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Chế độ bảo hiểm xã hội cho người bệnh ung thư. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp tư vấn pháp lý về giá làm sổ đỏ và một số dịch vụ khác. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nhà nước hỗ trợ cho người bệnh ung thư những gì?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Các đối tượng được nhận trợ cấp bao gồm:”
 1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
… 2. Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
3. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
4. Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
 … 6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
7. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
8. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.”
Theo như quy định trên thì người bị ung thư không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. Do đó, người bị bệnh ung thư không được nhận trợ cấp xã hội.
Theo Khoản 3 Điều 1 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg quy định như sau: “Hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg đối với phần người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp không có bảo hiểm y tế; nếu có bảo hiểm y tế thì hỗ trợ như khoản 3 Điều 4 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg.”
Cụ thể, khoản 4 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg quy định:
“Hỗ trợ một phần viện phí cho các trường hợp gặp khó khăn đột xuất (không thuộc đối tượng qui định tại Điều 2 của Quyết định này) do mắc các bệnh nặng, chi phí cao khi điều trị ở bệnh viện Nhà nước, người nghèo, lang thang, cơ nhỡ.
Đối tượng, mức hỗ trợ và trình tự xét duyệt do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.”
Bệnh ung thư được xếp vào nhóm bệnh nặng, chi phí điều trị bệnh cao, như vậy, căn cứ vào quy định trên thì nhóm bệnh nhân ung thư cũng được nhà nước quan tâm, hỗ trợ, người mắc bệnh ung thư sẽ được Nhà nước hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh. Mức hỗ trợ này cụ thể của từng địa phương sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Thực hiện khác nhau trong điều kiện kinh tế, xã hội ở địa phương. 
Có thẻ bảo hiểm y tế: Hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế mà người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên. Khi chi phí của hoạt động khám chữa bệnh lớn hơn hoặc bằng 100.000 đồng, người bệnh đã có thể nhận được hỗ trợ. 
Không có thẻ bảo hiểm y tế: Hỗ trợ một phần chi phí mà người bệnh phải chi trả cho cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ 01 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh.

Mức hỗ trợ khám chữa bệnh cho bệnh nhân ung thư có phải là trợ cấp xã hội?

Mức hỗ trợ khám chữa bệnh cho bệnh nhân ung thư của từng địa phương sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Đây là mức hỗ trợ được trích ra từ ngân sách của tỉnh nên không phải trợ cấp xã hội. Hiện nay đối với trường hợp các bệnh nhân bị ung thư vẫn chưa có trợ cấp xã hội.

Bệnh ung thư có cách phòng ngừa không?


Thông thường, không có phương pháp nào để ngăn ngừa tuyệt đối nguy cơ mắc ung thư. Nhưng các bác sĩ đã xác định một số cách để giảm nguy cơ ung thư chẳng hạn như:
Bỏ thuốc lá. Hút thuốc dù chủ động hay thụ động đều có liên quan đến một số loại ung thư – không chỉ ung thư phổi. Không chỉ bạn mà những người thân xung quanh cần dừng hút thuốc sẽ làm giảm nguy cơ ung thư trong tương lai.
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Tia cực tím có hại (UV) từ mặt trời có thể làm tăng nguy cơ ung thư da. Sử dụng quần áo bảo hộ hoặc bôi kem chống nắng nếu bạn phải ra ngoài

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.