Cháu ngoại có được hưởng thừa kế không?

23/11/2022
Cháu ngoại có được hưởng thừa kế không?
275
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi đang có thắc mắc liên quan đến việc chia di sản thừa kế, mong được Luật sư hỗ trợ. Bà ngoại tôi do tuổi đã cao, sức khoẻ cũng đã yếu nên bà có mong muốn lập di chúc để lại tài sản cho con cháu sau khi bà mất. Tôi là cháu của bà, đã ở cùng bà từ nhỏ và chăm sóc bà nên bà có muốn để lại một phần di sản cho tôi. Nhưng không biết rằng theo quy định thì cháu ngoại có được hưởng thừa kế không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Chỉ người minh mẫn, sáng suốt mới được lập di chúc?

Theo quy định, mặc dù cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình nhưng để tránh trường hợp người để lại di sản bị cưỡng ép, lừa dối, lừa đảo tài sản mà Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chi tiết về điều kiện của người lập di chúc:

– Đối với người thành niên: Phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; Không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

– Với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: Cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Như vậy, theo quy định, chỉ có cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên mới được lập di chúc. Riêng với người thành niên thì phải minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa… trong khi lập di chúc.

Di chúc có phải công chứng, chứng thực không?

Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế…

Tuy nhiên, nếu di chúc không hợp pháp thì việc chia thừa kế vẫn được thực hiện theo pháp luật. Mà một trong những điều kiện để một bản di chúc hợp pháp là hình thức của nó phải không trái quy định.

Bên cạnh đó đó, Điều 627 Bộ luật Dân sự nêu rõ, di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không lập được bằng văn bản thì có thể di chúc miệng:

– Di chúc bằng văn bản: Gồm di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, có người làm chứng, có công chứng, có chứng thực;

– Di chúc miệng: Ý chí cuối cùng của người để lại di chúc phải được thể hiện trước mặt ít nhất 02 người làm chứng, được ghi chép lại, hai người làm chứng này phải cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong vòng 05 ngày phải được công chứng hoặc chứng thực.

Như vậy, không phải tất cả di chúc đều phải được công chứng, chứng thực mà chỉ một số trường hợp bắt buộc phải thực hiện gồm:

– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất;

– Di chúc của người không biết chữ;

– Di chúc miệng;

– Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài.

Cháu ngoại có được hưởng thừa kế không?

Để trả lời cho câu hỏi này, cần phân chia việc thừa kế theo 2 trường hợp, cụ thể như sau:

Cháu ngoại có được hưởng thừa kế theo di chúc không?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Người để lại di sản có quyền định đoạt tài sản của mình cho bất kì ai theo ý chí của họ.

Cháu ngoại có được hưởng thừa kế không?
Cháu ngoại có được hưởng thừa kế không?

Theo đó, nếu như trong di chúc của ông bà có chỉ định để lại một phần hoặc toàn bộ di sản thừa kế cho cháu ngoại thì cháu ngoại được quyền hưởng di sản thừa kế đó.

Tất nhiên, cần đáp ứng điều kiện về hình thức và nội dung để di chúc này là hợp pháp theo quy định của pháp luật dân sự.

Phần di sản thừa kế mà cháu ngoại được hưởng là phần di sản mà ông bà định đoạt trong di chúc đó.

Cháu ngoại có được hưởng thừa kế theo pháp luật không?

Để được hưởng thừa kế theo pháp luật thì cá nhân trước hết cũng phải đáp ứng điều kiện chung đó là không thuộc trường hợp người không được quyền hưởng di sản quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015.

Tuy nhiên, nếu người cháu đó có một trong những hành vi phạm quy định nhưng di chúc ông bà vẫn cho cháu hưởng, mặc dù biết về hành vi đó thì cháu vẫn được chia di sản.

Khi ông bà chết mà không để lại di chúc thì chia thừa kế theo thứ tự ưu tiên hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Theo đó, đối với di sản thừa kế do ông bà để lại, cháu ngoại được xác định thuộc hàng thừa kế thứ hai.

Như vậy, cháu ngoại vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế từ ông bà nếu chia thừa kế theo pháp luật.

Tuy nhiên, người cháu này chỉ được hưởng thừa kế trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, hoặc người thừa kế không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, người cháu ngoại có thể được hưởng thừa kế trong trường hợp thừa kế thế vị.

Căn cứ vào Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015, trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.

Như vậy, theo những căn cứ nêu trên, khi ông/bà chết không để lại di chúc thì cháu ngoại có thể được hưởng thừa kế thế vị khi mẹ mình chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông/bà nếu di sản thừa kế được chia theo pháp luật.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Cháu ngoại có được hưởng thừa kế không?” Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến làm sổ đỏ hay tìm hiểu khi tách sổ đỏ cho con mất bao nhiêu tiền… của chúng tôi. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp:

Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để tiến hành lập di chúc?

Dự thảo di chúc (Để tránh trường hợp di chúc không thể được chứng thực do vi phạm pháp luật thì khi chuẩn bị bản dự thảo di chúc cần chú ý đáp ứng các điều kiện để di chúc hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015)
Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu chứng thực còn hiệu lực (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu);
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: Đối với đất đai/nhà ở là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất (bìa hồng/sổ hồng/sổ đỏ); đối với ô tô/xe máy là giấy chứng nhận đăng ký xe…;

Thời hiệu của di chúc là bao lâu?

Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Theo đó, nếu di chúc để lại bất động sản (nhà, đất, tài sản gắn liền với đất…) cho người khác thì sẽ có thời hạn 30 năm để chia thừa kế và nếu di chúc để lại động sản (xe ô tô, tàu, thuyền…) thì người thừa kế sẽ có thời hạn 10 năm để yêu cầu chia thừa kế.

Di chúc có những nội dung gì?

Nội dung của một bản di chúc phải bao gồm các nội dung chính như:
– Ngày, tháng, năm lập di chúc;
– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
– Di sản để lại và nơi có di sản.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.