Cha mẹ ly hôn, con cái có cần tham gia phiên tòa không?

13/03/2022
Cha mẹ ly hôn, con cái có cần tham gia phiên tòa không?
881
Views

Ly hôn không đơn giản là việc chấm dứt tình cảm của vợ chồng, mà còn liên quan đến những quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh khác như vấn đề tài sản, con cái…Vậy Cha mẹ ly hôn, con cái có cần tham gia phiên tòa không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Cha mẹ ly hôn, con cái có cần tham gia phiên tòa không?

Để biết con cái có cần tham gia phiên tòa ly hôn của cha mẹ không thì ta cần trả lời câu hỏi những ai là người tham gia tố tụng dân sự.

Những người tham gia tố tụng dân sự gồm có: Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người định giá tài sàn.

Theo đó, Điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Như vậy nếu con cái không phải người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì không phải tham gia phiên tòa.

Việc giải quyết ly hôn bao gồm việc giải quyết các vấn đề như: vấn đề về nhân thân, vấn đề về con cái (quyền nuôi con, cấp dưỡng.), vấn đề về tài sản chung và khoản nợ chung… Về vấn đề con cái, pháp luật quy định nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên trước khi quyết định, Tòa án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai. Tuy nhiên, việc lấy lời khai của con có thể thực hiện một cách gián tiếp, không nhất thiết phải buộc đứa trẻ tham gia và phát biểu tại phiên tòa.

Như vậy, con cái không cần tham gia phiên tòa ly hôn của cha mẹ, chỉ khi con cái có yêu cầu tham gia thì mới cần có mặt.

Cách xác định người được quyền nuôi con?

 Luật Hôn nhân và gia định 2014 quy định về quyền nuôi con sau ly hôn như sau:

Đối với con dưới 36 tháng tuổi

Con được giao cho mẹ trực tiếp nuôi (trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con).

Tuy nhiên, trong trường hợp người cha chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án vẫn có thể giao con cho người cha trực tiếp nuôi con.

Đối với con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên

– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;

– Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc:

+ Dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con (tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc con…. để quyết định giao con);

+ Xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Cha mẹ ly hôn, con cái có cần tham gia phiên tòa không?
Cách xác định người được quyền nuôi con?

Trường hợp cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con

Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ, trong đó bao gồm:

Người giám hộ đương nhiên

Người giám hộ đương nhiên được quy định theo thứ tự sau:

+ Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ;

Nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ (trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác là người giám hộ).

+ Trường hợp không có anh, chị ruột thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ là người giám hộ.

+ Trường hợp không có người giám hộ như các đối tượng nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Người giám hộ được cử, chỉ định

+ Trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.

+ Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.Lưu ý: cử, chỉ định người giám hộ cho con từ đủ 06 (sáu) tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:

“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Như vậy, cha, mẹ không chỉ cấp dưỡng cho con khi ly hôn; mà còn cấp dưỡng cho con cả trong thời kỳ hôn nhân; nếu cha, mẹ không sống chung với con; hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Về phương thức cấp dưỡng, Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Cha mẹ ly hôn, con cái có cần tham gia phiên tòa không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng nào có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn?

Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ; chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác; mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai; sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trình tự, thủ tục ly hôn

Bước 1: Bạn tiến hành nộp đơn xin ly hôn tại nơi cứ trú, sinh sống, làm việc của bị đơn; hoặc theo sự lựa chọn của các bên.
Bước 2: Sau khi nộp đơn ly hôn tòa án sẽ đưa ra án phí của việc ly hôn của hai vợ chồng; và bạn sẽ tiến hành nộp khoản phí này.
Bước 3: Tòa án thụ lý giải quyết nếu đủ điều kiện.

Các hình thức ly hôn

Ly hôn có 2 dạng là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn
Đơn phương ly hôn là việc vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn; khi một trong hai có hành vi bạo lực; hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng;
Thuận tình ly hôn là việc hai vợ chồng cùng thỏa thuận; tự nguyện yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ hôn nhân; dựa trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.