Hiện nay, có rất nhiều bậc phụ huynh thường xem lén điện thoại của con. Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện một vụ việc nhận được rất nhiều quan tâm của mọi người. Đó là có một người mẹ đã lén đọc tin nhắn điện thoại của con. Và phát hiện những nội dung không mấy phù hợp. Người mẹ này rất tức giận và đập vỡ luôn điện thoại. Vậy Cha mẹ lén đọc tin nhắn điện thoại của con có phạm luật không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé:
Cơ sở pháp lý
Cha mẹ lén đọc tin nhắn điện thoại của con có phạm luật không?
Hiến pháp 2013 quy định rất rõ về quyền được bảo vệ bí mật đời tư; bí mật thư tín; điện thoại; điện tín; hay gọi chung là quyền riêng tư. Quyền riêng tư được pháp luật mặc nhiên bảo vệ; không phân biệt độ tuổi, giới tính. Cụ thể, được quy định tại Điều 21 Hiến pháp 2013 như sau:
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Quyền riêng tư được quy định chi tiết trong Điều 38 bộ luật dân sự 2015.
Theo đó, quyền riêng tư; bí mật cá nhân; bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử; và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân; được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử; và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác; chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
Cha mẹ lén đọc tin nhắn điện thoại của con là hành vi phạm pháp luật
Theo quy định trên pháp luật bảo bảo vệ và tôn trọng quyền riêng tư của trẻ. Việc cha mẹ lén đọc hoặc đọc trộm tin nhắn của con là hành vi vi phạm pháp luật
Nếu vì muốn bảo vệ con, muốn giáo dục con; ngăn cản con bị dụ dỗ, sa vào các tệ nạn xã hội, nhiều bậc phụ huynh thường chọn cách xâm phạm quyền riêng tư của con như tự ý đọc tin nhắn, xem điện thoại của con,…. Các bậc phụ huynh không biết rằng, đây là hành vi vi phạm pháp luật và tạo nên tổn thương về mặt tinh thần cho con trẻ.
Tôn trọng quyền riêng tư của trẻ; chính là tôn trọng nhân cách, sự phát triển lành mạnh của trẻ. Các nhà tâm lý học giáo dục đã cảnh báo; nhiều trẻ em bị tổn thương nặng nề khi bị xâm phạm thô bạo về quyền riêng tư. Do đó, cha, mẹ và người thân cần có các hành vi chuẩn mực; không xâm phạm quyền riêng tư của trẻ; các bí mật đời tư của trẻ; có cách giáo dục và định hướng cho trẻ đúng đắn.
Cha mẹ lén đọc tin nhắn điện thoại của con sẽ bị xử phạt ra sao?
Xử phạt hành chính
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
Nếu tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mất đời tư của thành viên trong gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đó thì sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.
Do đó, nếu cha mẹ lén đọc tin nhắn, kiểm tra điện thoại của con và tung lên mạng xã hội hoặc tiết lộ cho người khác biết nhằm xúc phạm danh dự; nhân phẩm của con thì mới bị xử phạt hành chính. Các trường hợp còn lại thì không bị phạt tiền theo quy định trên.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 159 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017; quy định về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín; điện thoại, điện tín; hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Theo đó; hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ em; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Hoặc bị áp dụng khung hình phạt nặng hơn tùy theo mức độ, tình tiết tăng nặng.
Mời bạn xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Cha mẹ lén đọc tin nhắn điện thoại của con có phạm luật không”. Nếu quý khách có nhu khác như soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; đăng ký bảo hộ logo độc quyền,thành lập công ty,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 77 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định:
– Con dưới 15 tuổi: Cha mẹ hoặc người giám hộ có quyền định đoạt tài sản của con vì lợi ích của con;
– Con từ đủ 09 tuổi trở lên: Xem xét nguyện vọng của con.
– Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: Con được tự định đoạt tài sản riêng của mình trừ những quyết định liên quan đến bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở… hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh. Những tường hợp ngoại lệ này phải có văn bản đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
– Con thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự: Do người giám hộ thực hiện.
Như vậy, không phải mọi trường hợp cha, mẹ đều được tiêu tiền của con mà mục đích tiêu tiền cũng phải vì lợi ích của con hoặc xem xét nguyện vọng của con.
Hình ảnh của con cũng là một quyền riêng tư của các con mà được pháp luật về trẻ em bảo vệ. Do đó, hành vi tự ý đăng ảnh con lên mạng xã hội cũng đã xâm phạm quyền riêng tư của con. Việc đăng hình ảnh của con lên mạng còn tiềm ẩn những bất cập ảnh hưởng đến cuộc sống của con. Hành vi này có thể bị phạt hành chính; nặng hơn có thể bị phạt tù