Xin chào Luật sư. Năm 2018, ông nội tôi mất để lại tài sản là một căn nhà nhưng ông không để lại di chúc. Cha tôi đã mất trước ông bà nội từ lâu nên các chú của tôi thống nhất không chia thừa kế cho cha tôi. Vậy xin hỏi luật sư; trong trường hợp này anh em tôi có được hưởng thừa kế tài sản của ông bà nội hay không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.
Chia thừa kế là một trong những vấn đề thường xuyên xảy ra tranh chấp; do không thống nhất được việc chia di sản. Khi người để lại di sản chết mà không để lại di chúc thì những người trong hàng thừa kế sẽ được hưởng; từ hàng thừa kế đầu tiên. Vậy trong trường hợp một trong những người ở hàng thừa kế thứ nhất chết thì hàng thừa kế thứ hai có được hưởng? Cha chết trước ông nội thì cháu nội có được hưởng thay phần của cha không? Để giải đáp các vấn đề trên, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Cha chết trước ông nội thì chia tài sản như thế nào?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.
Căn cứ pháp lý
Một số quy định về quyền thừa kế
Quyền thừa kế là gì?
Theo Điều 609 Bộ luật dân sự 2015, Quyền thừa kế được quy định như sau:
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Từ quy định trên có thể hiểu, Quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau: quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất, quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật và quyền được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản.
Đối tượng của quyền thừa kế
Về đối tượng của quyền thừa kế là tài sản thuộc sở hữu của người chết để lại cho người còn sống (di sản thừa kế). Tài sản theo Điều 105 BLDS 2015 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và hình thành trong tương lai.
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Ngoài ra, tài sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị được hiểu là việc người ở hàng thừa kế sau thừa kế thay người ở hàng thừa kế trước trực thuộc do người hàng trước chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản.
Điều 652 BLDS 2015 có quy định:
“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Thừa kế thế vị chỉ phát sinh từ thừa kế theo pháp luật; mà không phát sinh từ thừa kế theo di chúc.
Người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc chết trước người lập di chúc thì phần di chúc liên quan đến người chết trước đó không có hiệu lực thi hành. Thừa kế thế vị được quy định để bảo vệ quyền lợi của các cháu, chắt trong trường hợp cha mẹ của các cháu, chắt chết trước ông bà hoặc các cụ.
Hàng thừa kế theo pháp luật
Vấn đề hàng thừa kế được đặt ra trong trường hợp thừa kế theo pháp luật.
Theo BLDS 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Hàng thừa kế sau chỉ được hưởng khi tất cả người ở hàng thừa kế trước chết; từ chối nhận di sản hoặc không có quyền được nhận di sản.
Điều kiện hưởng thừa kế thế vị
Để hưởng thừa kế thế vị; cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Người thế vị phải là người ở đời sau; nghĩa là chỉ có con được thế vị cha mẹ, không có trường hợp cha, mẹ thế vị cho con. Người được hưởng thừa kế thế vị có thể là con đẻ hoặc con nuôi.
- Thừa kế thế vị chỉ được đặt ra khi người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản.
- Cháu, chắt của người để lại di sản phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Cha chết trước ông nội thì chia tài sản như thế nào?
Trong trường hợp trên của bạn, ông bà nội của bạn chết không để lại di chúc; thì tài sản thừa kế sẽ được phân chia theo pháp luật. Theo điều 651 Bộ Luật Dân sự năm 2015; những người cùng hàng thừa kế (trong trường hợp này là hàng thừa kế thứ nhất) gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Tuy nhiên do cha bạn đã chết trước ông bà nội của bạn nên bạn và các anh chị em ruột của bạn ( con của cha bạn) sẽ được hưởng thừa kế thế vị một phần tài sản thừa kế của cha bạn mà lẽ ra cha bạn sẽ được nhận nếu còn sống. Phần thừa kế này bằng với phần thừa kế của những người khác cùng hàng thừa kế với cha bạn.
Do đó trường hợp này, căn nhà sẽ được chia đều cho các chú và cha của bạn. Sau đó phần của cha bạn lại được chia đều cho các anh chị em của bạn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Cha chết trước ông nội thì chia tài sản như thế nào?” Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xác định lại giới tính và đăng ký hộ tịch sau khi đã xác định lại giới tính
- Đặt tên con theo tên vua chúa ngày xưa có được không?
- Có được thay đổi họ tên và dân tộc sau khi nhận con nuôi không?
- Dân tộc trên giấy khai sinh có được thay đổi không?
Câu hỏi thường gặp
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó.
Theo quy định tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”. Do vậy, con nuôi cũng có quyền nhận thừa kế thế vị của cha nuôi, mẹ nuôi đối với di sản mà cha nuôi, mẹ nuôi được hưởng của người để lại di sản.
Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 thì thừa kế thế vị chỉ đặt ra cho cháu và chắt của người để lại di sản trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản. Do đó trường hợp này người vợ không được hưởng phần thừa kế thế vị. Vợ chỉ được hưởng phần tài sản thuộc sở hữu của chồng khi chồng mất.