Cấy que tránh thai có được hưởng bảo hiểm y tế không?

13/07/2023
Cấy que tránh thai có được hưởng bảo hiểm y tế không?
574
Views

Theo chính sách pháp luật, mỗi gia đình chỉ nên có hai con. Cho nên, để thực hiện chính sách này, các cặp vợ chồng phải thực hiện những biện pháp tránh thai phù hợp với sức khỏe, kinh tế của gia đình. Hiện nay có nhiều phương pháp tránh thai. Một trong những phương pháp được ưa chuộng đó là cấy que tránh thai. Vậy cấy que tránh thai có được hưởng bảo hiểm y tế không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm y tế 2020;
  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Cấy que tránh thai là gì?

Cấy que tránh thai là một phương pháp ngừa thai hiện đại bằng cách sử dụng một que nhựa dẻo có kích thước bằng que diêm chứa hormone progestin cấy vào dưới da cánh tay (thường là tay không thuận).

Progestin có tác dụng ức chế quá trình rụng trứng và làm mỏng nội mạc tử cung, đồng thời làm đặc dịch nhầy cổ tử cung nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng, khiến tinh trùng khó gặp trứng. Trường hợp tinh trùng gặp trứng, hormone này sẽ khiến trứng đã thụ tinh khó bám vào tử cung.

Khi cấy que tránh thai, bác sĩ sẽ gây tê mặt trong cánh tay không thuận của chị em, sau đó sử dụng một dụng cụ chuyên dụng để luồn que vào cấy dưới da. Thủ thuật này khá nhẹ nhàng và diễn ra nhanh chóng, chị em sẽ cảm nhận giống như có một cây tăm ở bên dưới da. Khi muốn tháo bỏ que tránh thai, bác sĩ cũng sẽ gây tê rồi dùng dụng cụ chuyên biệt gắp ra nhẹ nhàng.

Ưu nhược điểm của phương pháp cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai được đông đảo chị em phụ nữ lựa chọn bởi phương pháp này sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội, trong đó phải kể đến:

  • Chị em không cần lo nghĩ đến các phương pháp tránh thai khác trong vòng 3 năm.
  • Hiệu quả ngừa thai cao, lên đến hơn 99%.
  • Que tránh thai được cấy dưới da cánh tay hoàn toàn kín đáo, người ngoài khó nhận ra.
  • Thích hợp cho những chị em quên uống thuốc tránh thai hàng ngày.
  • Phù hợp cho người không sử dụng được thuốc ngừa thai chứa Estrogen, phụ nữ đang cho con bú, bị đái tháo đường, tăng huyết áp…
  • Không lo lắng về nguy cơ biến chứng của các phương pháp tránh thai khác, chẳng hạn như đặt vòng tránh thai trong lòng tử cung có thể gây viêm nhiễm sinh dục, tụt vòng làm mang thai ngoài ý muốn hoặc ảnh hưởng đến cảm xúc khi quan hệ tình dục.
  • Cấy que tránh thai có thể giúp chị em giảm cơn đau bụng kinh và lượng máu kinh.
  • Khi có kế hoạch sinh con trở lại, chị em có thể mang thai sau khi tháo gỡ que ngừa thai ra khỏi cơ thể. Thống kê cho thấy khoảng 90% phụ nữ sẽ rụng trứng trở lại sau 3-4 tuần tháo que.
Cấy que tránh thai có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Cấy que tránh thai có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Cấy que tránh thai có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Cấy que tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai được nhiều người phụ nữ sử dụng hiện nay. Theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, có nhiều trường hợp khám chữa bệnh sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế. Tại Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2020, có quy định về các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế. Gồm có:

  • Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
  • Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
  • Khám sức khỏe.
  • Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
  • Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
  • Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
  • Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
  • Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.
  • Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
  • Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
  • Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì khi thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả, cấy que tránh thai là một biện pháp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nên việc cấy que tránh thai sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả.

Cấy que tránh thai có được hưởng chế độ thai sản không?

Cấy que tránh thai là một biện pháp tránh thai mới xuất hiện gần đây. Cho nên việc cấy que tránh thai có được hưởng chế độ thai sản không được nhiều người quan tâm. Căn cứ tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định khi thực hiện các biện pháp tránh thai người lao động được nghỉ việc hưởng BHXH như sau:

“1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.”

Trường hợp cấy que tránh thai Luật Bảo hiểm xã hội 2014 không có quy định cụ thể ngày nghỉ hưởng BHXH. Theo căn cứ trên thì hiện nay các biện pháp tránh thai sau đây sẽ được hưởng chế độ thai sản:

  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai,
  • Người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

Như vậy, pháp luật hiện hành chưa có quy định về việc hưởng chế độ thai sản đối với biện pháp tránh thai là cấy que.

Trường hợp lao động nữ thực hiện cấy que tránh thai mà phải nghỉ việc thì có thể xin giấy xác nhận của cơ sở y tế để có thể hưởng chế độ ốm đau. Mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Cấy que tránh thai có được hưởng bảo hiểm y tế không? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là mẫu đơn hợp thửa đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Cấy que tránh thai có an toàn không?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp tránh thai khác nhau như thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp, đặt vòng tránh thai, bao cao su… vì thế nhiều chị em băn khoăn cấy que tránh thai có tốt không, cũng như cấy que tránh thai có an toàn không.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cấy que tránh thai là phương pháp ngừa thai hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe. Hầu hết các trường hợp cấy que tránh thai đều an toàn, không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. Thực hiện cấy que tránh thai sẽ cho hiệu quả ngừa thai lên đến 99% và kéo dài đến 3 năm.
Chị em có thể gặp một số tác dụng phụ sau khi cấy que tránh thai, nhưng các triệu chứng khó chịu này sẽ biến mất sau vài tháng. Ngoài ra, phương pháp này không dành cho tất cả phụ nữ. Một số phụ nữ có vấn đề sức khỏe, nằm trong nhóm chống chỉ định sẽ không phù hợp với phương pháp cấy que tránh thai. Lúc này chị em sẽ được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn phương pháp tránh thai phù hợp hơn.

Tác dụng phụ sau khi cấy que tránh thai là gì?

Hormone progestin trong que tránh thai có thể gây ra những phản ứng sau khi được cấy vào cơ thể, tuy nhiên tình huống này chỉ xảy ra ở một số người, vẫn có rất nhiều trường hợp không gặp bất kỳ vấn đề nào.
Tác dụng phụ thường gặp nhất sau cấy que tránh thai là chảy máu âm đạo (chảy máu lốm đốm hoặc tiết dịch màu nâu), nhất là trong khoảng 6-12 tháng đầu. Các tác dụng phụ khác gồm có:
– Nhức đầu;
– Buồn nôn;
– Đau nhức bầu ngực;
– Nổi mụn;
– Tăng cân.
Hầu hết các tác dụng phụ sẽ tự biến mất sau vài tháng khi cơ thể đã làm quen và tiếp nhận que cấy tránh thai, vì thế chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu nhận thấy các triệu chứng không thuyên giảm hay mức độ tăng dần, chị em nên đến ngay bệnh viện để được kiểm tra. Trường hợp cơ thể không thể tiếp nhận que tránh thai, bác sĩ sẽ tháo gỡ và tư vấn cho chị em phương pháp khác phù hợp hơn.

Ai nên cấy que tránh thai?

Que cấy tránh thai không phải là phương pháp tránh thai phù hợp cho tất cả mọi người. Không nên lựa chọn cấy que tránh thai nếu nằm trong các nhóm sau:
– Có khả năng đang mang thai. Đây cũng là lý do trước khi cấy que chị em được yêu cầu làm kiểm tra xem bản thân có mang thai hay không.
– Không muốn chu kỳ kinh nguyệt thị xáo trộn hoặc thay đổi.
– Đang sử dụng một số loại thuốc có thể làm giảm hiệu quả của que tránh thai như thuốc điều trị động kinh, lao, HIV và các loại thuốc kháng sinh.
– Bị chảy máu giữa các chu kỳ kinh hoặc sau quan hệ tình dục mà không rõ nguyên nhân.
– Tiền sử ung thư vú, bệnh gan nặng, có huyết khối hoặc đột quỵ.
Chị em cần chủ động thông báo với bác sĩ nếu có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào về cục máu đông, bao gồm tiền sử có cục máu đông trong phổi (thuyên tắc phổi) hoặc cục máu đông ở chân. Ngoài ra, cần thông tin đầy đủ cho bác sĩ nếu có các tiền sử sau:
– Dị ứng với thuốc sát trùng hoặc thuốc gây mê.
– Huyết áp cao.
– Bệnh đái tháo đường.
– Bệnh túi mật.
– Trầm cảm.
– Co giật hoặc động kinh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.