Cây đổ vào xe có được bảo hiểm hay không?

13/08/2022
Cây đổ vào xe có được bảo hiểm hay không?
412
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc cây đổ vào xe có được bảo hiểm hay không?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Mưa bão xảy ra thường xuyên đã khiến cho nhiều cây xanh lâu năm tại các khu đô thị lớn bị gãy đỗ một cách bất ngờ; từ đó đã khiến cho rất nhiều phương tiện giao thông dựng gần nơi có cây xanh ngã đỗ bị thiệt hại nặng nề. Vậy theo quy định thì khi cây đổ vào xe có được bảo hiểm hay không?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc cây đổ vào xe có được bảo hiểm hay không?. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010

Nghị định số 03/2021/NĐ-CP

Thông tư 04/2021/TT-BTC

Quy định về bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối có nguy cơ gây thiệt hại

Theo quy định tại Điều 177 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại như sau:

– Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.

– Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.

Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu tài sản đó phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản khác.

– Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 177 Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường.

Nguyên tắc tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự như sau:

– Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm triển khai Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại bắt buộc trách nhiệm dân sự;

– Đối với mỗi xe cơ giới, trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chỉ phát sinh theo một hợp đồng bảo hiểm duy nhất.

– Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại bắt buộc trách nhiệm dân sự; chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Cây đổ vào xe có được bảo hiểm hay không?
Cây đổ vào xe có được bảo hiểm hay không?

Cây đổ vào xe có được bảo hiểm hay không?

Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra như sau: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Mà trong trường hợp cây xanh trên đường do bảo nên đã ngã vào ô tô của bạn; chủ thể bồi thường ở đây sẽ là nhà nước. Tuy nhiên việc bắt Nhà nước bồi thường vì lý do trên rất khó có thể lấy lại số tiền sửa chữa do hư hại nguyên nhân có thể giải thích là do sự kiện bất khả kháng được miễn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cho nên cách tốt nhất là bạn yêu cầu công ty bảo hiểm mà bạn tham gia bồi thường cho bạn.

Mỗi công ty bảo hiểm sẽ có những quy đinh khác nhau về mức chi bảo hiểm nếu có cây đổ vào xe của bạn.

Ví dụ: Tại công ty bảo hiểm Bảo Việt, muốn được bảo hiểm bồi thường tiền khi bị cây cối đè bạn phải tham gia bảo hiểm vật chất ô tô (nếu chỉ tham gia  Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô khi bị cây cối ngã vào xe sẽ không bồi thường)

Phạm vi bảo hiểm: Bảo việc chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm những thiệt hại vật chất do thiên tai; tai nạn bất ngờ không lường trước được trong những trường hợp sau:

  • Đâm va; lật; đổ; lệch trọng tâm; chìm; rơi toàn bộ xe; bị các vật thể khác từ bên ngoài rơi pha chạm vào;
  • Hỏa hoạn; cháy nổ;
  • Những tai nạn bất khả kháng do thiên tai gây ra;
  • Mất toàn bộ xe do trộm cướp;

Ngoài số tiền bồi thường Bảo Việt còn thanh toán cho người được bảo hiểm những chi tiết cần thiết và hợp lý để thực hiện các công việc theo yêu cầu và chỉ dẫn của Bảo Việt Khi xảy ra thiệt hại phạm vi bảo hiểm bao gồm các chi phí:

  • Chi phí ngăn ngừa hạn chế thiệt hại phát sinh thêm;
  • Chi phí cứu hộ và vận chuyển xe bị thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất để tối đa không vượt quá 10% số tiền bảo hiểm của xe đó;

Bảo Việt không chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại do các nguyên nhân nằm ngoài các trường hợp đã liệt kê.

Giám định thiệt hại:

Khi xảy ra tai nạn Bảo Việt hoặc người được Bảo Việt uỷ quyền thực hiện việc giám định thiệt hại về tài sản với sự có mặt của người được bảo hiểm; người điều khiển xe; các bên có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của các bên có liên quan nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. Kết quả giám định phải lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan. Bảo Việt chịu trách nhiệm về chi phí giám định thiệt hại.

  • Trường hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại có thể thỏa thuận chọn cơ quan giám định độc lập trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Tòa án nơi xảy ra thiệt hại hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định độc lập, Kết luận của giám định độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.
  • Trường hợp kết luận của giám định độc lập khác với kết luận giám định của Bảo Việt; Bảo Việt phải trả chi phí giám định độc lập. Trường hợp kết luận của giám định độc lập trùng với kết luận giám định của Bảo Việt; người được bảo hiểm; người điều khiển xe phải trả chi phí giám định độc lập.
  • Trong trường hợp đặc biệt, Bảo Việt không thể thực hiện được việc giám định Bảo Việt có trách nhiệm hướng dẫn Người được bảo hiểm; Người điều khiển xe thu thập đầy đủ thông tin chi tiết về nguyên nhân; diễn biến; mức độ thiệt hại; cùng các chứng cứ; ảnh chụp thiệt hại và tài liệu liên quan đến làm căn cứ xác định bồi thường.

Hồ sơ bồi thường: Đối với từng vụ việc cụ thể thì hồ sơ bồi thường bao gồm một trong nhiều loại tài liệu sau:

Tài liệu do bên mua bảo hiểm người được bảo hiểm cung cấp:

  • Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường (theo mẫu của Bảo Việt)
  • Tài liệu liên quan đến xe; người điều khiển (bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền có xác nhận của nhân viên Bảo Việt sau khi đã đối chiếu với bản chính) như sau:

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm thực/đơn bảo hiểm và các thỏa thuận khác bằng văn bản (nếu có);

+ Giấy đăng ký xe (có thể sử dụng bảng sao còn hiệu lực của ngân hàng; các tổ chức tín dụng), giấy phép lái xe hợp lệ của người điều khiển xe về thiệt hại

+ Các giấy tờ liên quan đến mua bán; chuyển nhượng; tặng cho; uỷ quyền sử dụng xe (nếu có);

+ Giấy chứng nhận kiểm định còn hiệu lực (trừ trường hợp sẽ lưu hàng tạm thời có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền hoặc hoạt động trong thời gian thực hiện thủ tục đăng ký kiểm định lần đầu tiên tại Việt Nam)

Các tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:

  • Chứng cứ hợp lệ về việc sửa chữa; thay mới tài sản bị thiệt hại;
  • Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà người được bảo hiểm đã chi ra để giảm thiểu thiệt hại hay để thực hiện theo chỉ dẫn của Bảo Việt.

Mức bồi thường:

Bồi thường thiệt hại bộ phận:

  • Bảo Việt chịu trách nhiệm thanh toán chi phí thực tế hợp lý và hợp lệ để sửa chữa; thay thế bộ phận (trường hợp không sửa chữa đảm bảo an toàn kỹ thuật khi vận hành theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất) hoặc trả bằng tiền cho người được bảo hiểm trên cơ sở xác định được chi phí hợp lý để sửa chữa; khắc phục thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm sau khi áp dụng mức giảm trừ khấu trừ (nếu có).
  • Trường hợp Bảo Việt bảo lãnh thanh toán chi phí sửa xe người được bảo hiểm không nhận tiền bồi thường trực tiếp từ Bảo Việt; Bảo Việt sẽ thanh toán trực tiếp cho bên sửa chữa.

Cách xác định số tiền bồi thường:

Trường hợp được bảo hiểm trường hợp xe được bảo hiểm dưới giá trị ,số tiền bồi thường sẽ được tính theo tỉ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị thị trường của xe tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Trường hợp xe được bảo hiểm bằng giá trị, số tiền bồi thường bằng chi phí hợp lý để phục hồi; sửa chữa xe bị thiệt hại. Cách xác định chi phí hợp lý cho bộ phận hư hỏng phải thay thế mới được tính bằng chi phí thay thế thực tế (trừ số tiền khấu hao trong trường hợp có thỏa thuận bảo hiểm bổ sung bồi thường không áp dụng khấu hao thay mới) cụ thể như sau:

  • Xe sử dụng dưới 3 năm: Khấu hao 0%.
  • Xe sử dụng từ 3 năm đến dưới 6 năm: Khấu hao 15% giá trị toàn giá trị chị bộ phận thay mới.
  • Xe sử dụng 6 năm đến dưới 10 năm: Khấu hao 25% giá trị bộ phận thay mới;
  • Xe sử dụng 10 năm đến dưới 15 năm: Khấu hao 35% giá trị bộ phận thay mới;
  • Xe sử dụng từ 15 năm trở lên: Khấu hao 50% giá trị bộ phận thay mới.

Lưu ý: Bảo việt bồi thường chi phí sơn lại toàn bộ xe nếu trên 50% diện tích sơn của xe bị hư do tổn thất theo nguyên tắc tính bồi thường quy định tại tại buổi thường.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Cây đổ vào xe có được bảo hiểm hay không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; tờ đăng ký lại khai sinh; cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Quả rụng vỡ kính xe người trồng cây có phải bồi thường không?

Trước tiên cần nói về quyền của người chủ cây trồng. Khoản 2 Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Do đó, việc trồng cây trong phần đất của mình phải đảm bảo đúng quy định và không làm ảnh hưởng tới việc sử dụng đất của người liền kề.
Theo Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
Trường hợp quả cây rơi rụng hoàn toàn do lỗi của chủ cây thì chủ cây phải bồi thường thiệt hại cho chủ xe theo khoản 3 Điều 584 và Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 .
Trong trường hợp bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của chủ xe thì chủ cây không phải chịu trách nhiệm bồi thường theo khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 .
Qua đó, vai trò quản lý cây cối và dừng đổ xe của các chủ thể cần được chú trọng, từ đó tránh các tranh chấp đáng tiếc phải xảy ra.

Tài xế lái xe Ferrari 488 tông đổ cây, vỡ toác đầu xe có phải bồi thường không?

Theo một số thông tin thì người lái xe chiếc xe ferrari 488 là nhân viên bảo dưỡng xe. Do đó chúng tôi giả sử 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Nhân viên này tự ý lấy xe ra chạy, gây tai nạn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Theo đó, người này sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường các chi phí liên quan đến đến việc sửa chữa chiếc xe bị hư hỏng.
Trường hợp 2: Nếu nhân viên này thực hiện công việc được giao và Nếu cửa hàng bảo dưỡng xe là một pháp nhân thì trách nhiệm bồi thường như sau:
Theo quy định tại Điều 597 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra như sau:
“Điều 597. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 600 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên pháp nhân, cá nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình như người làm công, người học nghề trong khi thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Theo vụ việc trên, nếu nhân viên bảo dưỡng này chạy xe để thử động cơ nhằm phục vụ cho công việc và việc chạy xe này được sự phân công của nơi làm việc thì bên công ty bảo dưỡng sẽ có trách nhiệm bồi thường và có thể yêu cầu người gây ra thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Việc xác định thiệt hại sẽ bao gồm: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút ,…; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm,…

Các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

Theo khoản 2 điều 584 BLDS:
Do phòng vệ chính đáng;
Do sự kiện bất khả kháng;
Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại;
Các bên có thỏa thuận khác.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.