Cấp sổ đỏ cho biệt thự nghỉ dưỡng có được không?

15/03/2023
Cấp sổ đỏ cho biệt thự nghỉ dưỡng
342
Views

Với sự quan tâm, chú trọng và sự cố gắng nỗ lực của người dân đã đưa nền du lịch nước ta trở thành một trong những nước có nền du lịch đứng đầu tại khu vực Châu Á. Điều này có công lao rất lớn của những ngành dịch vụ đi kèm như nghỉ dưỡng, ẩm thực.. Đi kèm với sự phát triển này thì việc cần thiết phải xây dựng thêm nhiều loại hình khách sạn nghỉ dưỡng là điều cần thiết, vậy nên những khu biệt thự nghỉ dưỡng đã ra đời. Đây là một loại hình mới và đang dần trở nên phổ biến hiện nay. Vậy quy định của pháp luật về loại hình nhà ở này như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết “Cấp sổ đỏ cho biệt thự nghỉ dưỡng” dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Quy định pháp luật về biệt thự nghỉ dưỡng

Biệt thự nghỉ dưỡng là những căn biệt thự được sử dụng với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng hoặc cũng có thể để đầu tư, kinh doanh.

Biệt thự nghỉ dưỡng có đầy đủ tiện ích của một căn biệt thự như có phòng ăn, phòng ngủ, phòng bếp, phòng khách… Ngoài ra, biệt thự nghỉ dưỡng có tính năng du lịch, nghỉ dưỡng như được xây tại các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, có các dịch vụ khách sạn đi kèm (bar, nhà hàng, hồ bơi,…);

Theo quy định tại Mục 1 Công văn 703/BTNMT-TCQLĐĐ quy định về việc hướng dẫn chế độ sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở như sau:

Về chế độ sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất:

– Theo quy định tại Điều 48 của Luật du lịch năm 2017 thì căn hộ du lịch, biệt thự du lịch là cơ sở lưu trú du lịch và việc kinh doanh dịch vụ lưu trú tại các căn hộ du lịch, biệt thự du lịch thuộc loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch và thuộc nhóm ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống quy định tại Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

– Theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 10 của Luật Đất đai và quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thì việc sử dụng đất vào mục đích kinh doanh dịch vụ thuộc loại đất thương mại, dịch vụ

– Về chế độ sử dụng đất thương mại, dịch vụ đã được quy định tại Điều 153 của Luật đất đai, thời hạn sử dụng đất được quy định tại Khoản 3 Điều 126 của Luật Đất đai, theo đó thời hạn cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin thuê đất nhưng không quá 50 năm, đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn cho thuê đất không quá 70 năm;

khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất.

Cấp sổ đỏ cho biệt thự nghỉ dưỡng
Cấp sổ đỏ cho biệt thự nghỉ dưỡng

Các nguyên tắc về tiêu chuẩn xây dựng biệt thự nghỉ dưỡng

Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12870:2020 có quy định về Nguyên tắc chung của biệt thự nghỉ dưỡng như sau:

“4.1 Khu đất xây dựng biệt thự nghỉ dưỡng nằm trong khuôn viên đất của khách sạn nghỉ dưỡng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt

4.2 Biệt thự nghỉ dưỡng phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn chịu lực và tuổi thọ thiết kế của công trình. Không xây dựng trên các vùng có nguy cơ địa chất nguy hiểm (sạt lở, trượt đất…), vùng có lũ quét, thường xuyên ngập lụt khi không có biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho khu vực xây dựng.

4.3 Các biệt thự nghỉ dưỡng phải được bố trí theo dây chuyền hoạt động phù hợp và đảm bảo thuận tiện khi tiếp cận và sử dụng, các luồng giao thông mạch lạc không chồng chéo; Đồng thời phải đảm bảo sự cách ly, riêng biệt về mặt bằng và không gian; Không ảnh hưởng lẫn nhau về trật tự vệ sinh và mỹ quan.

4.4 Bố cục tổng mặt bằng biệt thự nghỉ dưỡng phải được xem xét tổng thể, kể cả những bộ phận kỹ thuật đặt ngoài công trình chính, có tính đến dự kiến phát triển trong tương lai.

4.5 Diện tích khuôn viên đất xây dựng một biệt thự nghỉ dưỡng bao gồm cả sân vườn phải đảm bảo không nhỏ hơn 150 m2.

4.6 Mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao biệt thự nghỉ dưỡng tuân thủ quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4.7 Diện tích sân vườn cây xanh, cảnh quan, giao thông, công trình phụ trợ ngoài nhà (nếu có) phải đạt tối thiểu 40% diện tích khuôn viên đất xây dựng biệt thự nghỉ dưỡng.

4.8 Biệt thự nghỉ dưỡng phải được thiết kế sân, vườn, không gian xung quanh phù hợp, môi trường thoáng mát, sạch đẹp. Giải pháp kiến trúc đảm bảo an toàn, thẩm mỹ phù hợp với đặc điểm tự nhiên, khí hậu của khu vực, đảm bảo yêu cầu thông thoáng, phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.

4.9 Tổ chức phân khu chức năng rõ ràng giữa các bộ phận trong biệt thự nghỉ dưỡng, có dây chuyền công năng hợp lý, thuận tiện trong giao tiếp; Đảm bảo mối liên hệ cũng như sự riêng tư giữa các không gian chức năng.

4.10 Biệt thự nghỉ dưỡng cần đảm bảo các yêu cầu về an toàn cháy, nổ [11] và các quy định liên quan. Việc trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải tuân thủ các yêu cầu của quy định hiện hành.

4.11 Biệt thự nghỉ dưỡng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

– Đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng [13];

– Sử dụng năng lượng hiệu quả [12];

– An toàn sinh mạng và sức khỏe [10];

– Được thông gió, chiếu sáng tự nhiên tối đa, ưu tiên vị trí, hướng chiếu sáng và lấy gió tự nhiên cho các phòng ở chính;

– Phòng chống mối tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật lựa chọn áp dụng;

– Bảo trì theo đúng quy trình.”

Cấp sổ đỏ cho biệt thự nghỉ dưỡng có được không?

Hiện nay pháp luật về việc cấp sổ hồng cho căn biệt thự nghỉ dưỡng (các loại công trình trên đất không phải nhà ở) chưa có sự rõ ràng, cụ thể thống nhất.

Các văn bản được sử dụng làm căn cứ để cấp sổ hồng cho căn biệt thự nghỉ dưỡng này là các văn bản dưới luật như công văn 703/BTNMT-TCQLĐĐ hoặc quyết định/chỉ đạo của từng tỉnh. Vì vậy, giá trị pháp lý không cao bằng các văn bản luật, bộ luật.

Theo công văn 703/BTNMT-TCQLĐĐ, việc cấp giấy chứng nhận/sổ hồng cho biệt thự nghỉ dưỡng được tiến hành theo quy định sau:

Về việc cấp Giấy chứng nhận:

– Trường hợp các dự án có công trình căn hộ du lịch, biệt thự du lịch có đủ điều kiện được chuyển nhượng theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản thì việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng cho bên nhận chuyển nhượng được thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai, Khoản 22 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

– Về trình tự, thủ tục hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được quy định tại Điều 70, Điều 79 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Điều 8, Điều 9 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính; Khoản 8 Điều 6 của Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 1 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

– Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức rà soát các dự án đầu tư đã được phê duyệt và việc thực hiện giao đất, cho thuê đất của từng dự án để xác định mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật đất đai và pháp luật khác có liên quan thì việc thực hiện Cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và không làm thay đổi quy mô, mục tiêu, quy hoạch của dự án.

Tóm lại, biệt thự nghỉ dưỡng sẽ có thể được cấp sổ đỏ lâu dài trong trường hợp đất xây dựng dự án là đất ở (tuy nhiên số lượng này ít). Đồng thời phải thực hiện đầy thủ tục pháp lý mua bán nhà đất được Luật đất đai quy định.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Cấp sổ đỏ cho biệt thự nghỉ dưỡng” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp…. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thiết kế kết cấu của biệt thự nghỉ dưỡng cần tuân thủ theo những yêu cầu gì?

Căn cứ theo Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12870:2020 có quy định Yêu cầu thiết kế kết cấu của biệt thự nghỉ dưỡng như sau:
– Cần tính toán thiết kế kết cấu an toàn, bền vững, chịu được các tải trọng và tổ hợp tải trọng bất lợi nhất tác động lên chúng, kể cả tải trọng theo thời gian, các tải trọng liên quan đến điều kiện tự nhiên của Việt Nam (gió bão, động đất, sét, ngập lụt).
* Các số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên của Việt Nam được lấy theo quy định [9].
– Hệ kết cấu có sơ đồ làm việc rõ ràng, dễ kiểm soát, khuyến khích thống nhất hoá và điển hình hoá kết cấu chịu lực cũng như bao che nhưng vẫn đảm bảo sự linh hoạt và đa dạng của kiến trúc
– Giải pháp kết cấu đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật, phù hợp với quy mô, số tầng và đảm bảo các không gian, giải pháp kiến trúc.
– Thiết kế, tính toán chống động đất cần phù hợp quy định trong TCVN 9386.
– Vật liệu sử dụng phải đảm bảo bảo yêu cầu phòng cháy, cách âm, cách nhiệt và độ bền lâu trước tác động của khí hậu, xâm thực của môi trường xung quanh, của các tác nhân sinh học và tác nhân có hại khác đảm bảo cho kết cấu công trình có khả năng chịu lực và khả năng sử dụng bình thường mà không phải sửa chữa lớn trong suốt thời hạn sử dụng (tuổi thọ thiết kế) công trình.
– Tuổi thọ thiết kế của công trình phải được nêu rõ trong hồ sơ thiết kế và các hồ sơ khác của công trình theo quy định của pháp luật. Đến thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (tuổi thọ thiết kế), chủ đầu tư/người quyết định đầu tư cần có thông báo và tiến hành kiểm định, đánh giá chất lượng của công trình để có biện pháp can thiệp kéo dài thời hạn sử dụng hoặc có biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
– Khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế, vật liệu thân thiện với môi trường và vật liệu địa phương.

Điều kiện cấp sổ đỏ cho biệt thự nghỉ dưỡng là gì?

Căn cứ theo Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định như sau:
“Điều 9. Điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh
1. Nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;
c) Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
2. Các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
– Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất và biệt thự nghỉ dưỡng phải có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản;
– Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất/quyền sở hữu nhà;
– Không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất theo quy định

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.