Cấp dưỡng cho con sau ly hôn được pháp luật quy định như thế nào

02/12/2021
các công việc chuẩn bị xét xử
766
Views

Bạn đang thắc mắc về cấp dưỡng cho con và mong muốn ly hôn? Tuy nhiên, bạn gặp phải những khó khăn, vướng mắc về quy định của pháp luật. Bạn mong muốn giải thoát khỏi cuộc hôn nhân không còn hạnh phúc, căng thẳng, mâu thuẫn chồng chất? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định về cấp dưỡng cho con.

Căn cứ pháp lý

Ai là người cấp dưỡng cho con

Sau đây hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu về vấn đề Ai là người cấp dưỡng cho con.

Việc đóng góp tài sản để nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho con là những quyền và nghĩa vụ rất đỗi tự nhiên giữa cha mẹ, con. Dù pháp luật không có quy định cụ thể nhưng có thể hiểu rằng, quan hệ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con phát sinh từ thời điểm trẻ được sinh ra.

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Người không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Ai là người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng ly hôn

Theo nguyên tắc chung, nếu con dưới 36 tháng tuổi, sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi.

Con trên 7 tuổi phải xem xét nguyện vọng con muốn ở với ai. Tuy nhiên đây không phải là căn cứ duy nhất để Tòa án ra quyết định.

Nếu vợ chồng không thoả thuận được việc nuôi con thì tòa án sẽ là người quyết định căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Ai là người trực tiếp nuôi con thì sẽ không phải cấp dưỡng cho con.

Mức cấp dưỡng cho con là bao nhiêu

Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định cụ thể về mức cấp dưỡng cho con như sau:

Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Mức cấp dưỡng cho con do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận. Có thể căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Phương thức cấp dưỡng cho con

Điều 117 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định cụ thể về phương thức cấp dưỡng. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về phương thức cấp dưỡng cho con.

Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình. Quy định rất mềm dẻo, linh hoạt nhằm tạo điều kiện cho các bên lựa chọn phương thức dễ dàng, thuận lợi, phù hợp nhất. Các bên được thỏa thuận về nghĩa vụ cấp dưỡng bằng tiền hoặc tài sản theo phương thức định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm. Việc lựa chọn phương thức dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên. Nếu các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Căn cứ vào mức thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như chi phí cho các nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng trừ trường hợp cấp dưỡng cho con sau khi cha mẹ ly hôn.

Hành vi trốn nghĩa vụ cấp dưỡng cho con được xử lý như thế nào

Dựa trên quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Cấp dưỡng cho con là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hay các loại tài sản khác. Nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho con. Trong trường hợp người đó chưa có hoặc mất khả năng lao động và gặp khó khăn túng thiếu. Theo quy định của luật hôn nhân thì nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con,… Các trường hợp trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Có thể là xử phạt hành chính, hình sự, tùy từng trường hợp cụ thể.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư 247 về vấn đề “Cấp dưỡng cho con sau ly hôn được pháp luật quy định như thế nào? ”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Một số lưu ý khi làm thủ tục ly hôn.

– Chồng không có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn khi vợ đang mang thai hoặc con dưới 12 tháng tuổi.
– Có thể yêu cầu Tòa án nơi làm việc của Bị đơn giải quyết nếu không xác định được nơi cư trú bị đơn.
– Tòa sẽ triệu tập các con từ 7 tuổi đến dưới 18 tuổi để lấy lời khai về nguyện vọng sống với bố/mẹ.
– Dự phí ly hôn là 200.000 đồng.

Hồ sơ thủ tục ly hôn

Đơn xin ly hôn (theo mẫu)
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung.

Phân chia tài sản chung như thế nào?

Theo quy định của pháp luật thì tài sản sẽ được phân chia như sau:
– Tài sản riêng: của bên nào sẽ thuộc về người đó.
– Tài sản chung: pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa hai bên khi thực hiện thủ tục ly hôn, nếu không thỏa thuận được thì sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận