Cấp chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ như thế nào?

12/07/2022
Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ
813
Views

Các tổ chức, pháp nhân khi hoạt động thì cần phải có quỹ để dùng vào các công việc chung và để tồn tại. Từ đó, phát sinh ra ngành nghề quản lý quản lý quỹ. Đây là mộtcông việc quan trọng nên cũng cần phải có chứng chỉ hành nghề. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ” qua bài viết sau đây nhé!

Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ

Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ hoặc chứng chỉ tương đương theo quy định của Chính phủ là một trong những điều kiện về nhân sự để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ cho cá nhân

Theo Khoản 3 Điều 213 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:

“a) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Có chứng chỉ chuyên môn quản lý quỹ và tài sản;

c) Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm tại các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư, tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán hoặc có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp tại nước ngoài.”

Các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này gồm:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật;

– Có trình độ từ đại học trở lên;

– Có trình độ chuyên môn về chứng khoán;

– Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp. Người nước ngoài có chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc những người đã hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài phải đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của Việt Nam.

– Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán bao gồm: chứng chỉ những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ phân tích và đầu tư chứng khoán, chứng chỉ môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán hoặc chứng chỉ tương đương (1).

– Có các chứng chỉ chuyên môn bao gồm: chứng chỉ tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành chứng khoán, chứng chỉ phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp hoặc chứng chỉ tương đương (2).

Để cấp Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ cho cá nhân thì cần phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này nêu trên; có chứng chỉ chuyên môn quản lý quỹ và tài sản và có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm tại các bộ phận nghiệp vụ hoặc có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp tại nước ngoài.

Lưu ý:

Nếu cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản lý quỹ thuộc các trường hợp sau đây thì sẽ được miễn chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán nêu trên:

– Cá nhân có chứng chỉ quốc tế CIIA (Certified International Investment Analyst) hoặc giấy xác nhận đã đạt kỳ thi quốc tế CFA bậc II (Chartered Financial Analyst level II) trở lên được miễn chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ Phân tích và đầu tư chứng khoán, chứng chỉ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp;

– Cá nhân có chứng chỉ quốc tế ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants) hoặc chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ hành nghề kế toán do Bộ Tài chính cấp hoặc giấy xác nhận đã đạt kỳ thi quốc tế CFA bậc I (Chartered Financial Analyst level I), CIIA bậc I (Certified International Investment Analyst level I) được miễn chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp;

– Cá nhân có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài hoặc tài liệu tương đương chứng minh cá nhân đó đang được phép hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài được miễn tất cả chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán.

Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán

Theo Khoản 4 Điều 213 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm:

– Giấy đề nghị theo Mẫu số 85 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

– Bản thông tin cá nhân của người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo Mẫu số 67 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trong vòng 06 tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;

– Phiếu lý lịch tư pháp được Cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;

– Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sỹ, tiến sỹ;

– Chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài hoặc tài liệu tương đương chứng minh cá nhân đó đang được phép hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài; các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc các chứng chỉ tương đương;

– Hai (02) ảnh 4cm x 6cm chụp trong vòng 06 tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;

– Đối với trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ, hồ sơ kèm theo văn bản xác nhận số năm làm việc, vị trí công tác của người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán do các tổ chức nơi người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán đã từng làm việc hoặc đang làm việc cung cấp.

Lưu ý:

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán không được hoàn lại, kể cả trường hợp không được cấp chứng chỉ.

Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ
Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ

Quy trình cấp Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ

– Đầu tiên, người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản lý quỹh nộp trực tiếp (01) bộ hồ sơ đã chuẩn bị tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.

Lưu ý:

+ Trường hợp gửi qua đường bưu điện, các tài liệu bản sao phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản lý quỹ không được hoàn lại, kể cả trường hợp không được cấp chứng chỉ.

+ Nếu tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài, các tài liệu này phải dịch chứng thực sang tiếng Việt bởi các tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề là người nước ngoài, những tài liệu thuộc loại văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp hoặc xác nhận, phải được hợp pháp hóa lãnh sự trong vòng sáu (06) tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ.

– Sau đó, trong thời hạn bảy (07) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định cấp chứng chỉ hành nghề Quản lý quỹ và thông báo nộp lệ phí cho người đề nghị. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Bên cạnh đó, nếu hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản lý quỹ chưa hợp lệ, trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho người đề nghị. Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản lý quỹ phải hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày nhận được thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Sau thời hạn trên, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản lý quỹ đã gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước đó không còn giá trị.

Lưu ý:

Trong vòng ba (03) năm kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo nộp lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề Quản lý quỹ, người được cấp chứng chỉ hành nghề Quản lý quỹ không làm thủ tục nhận chứng chỉ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định hủy bỏ chứng chỉ hành nghề Quản lý quỹ đã cấp.

Thẩm quyền cấp: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Thời gian giải quyết: 07 ngày.

Lệ phí cấp: 01 triệu đồng/lần cấp.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh, kế toán giải thể công ty, mẫu tạm ngừng kinh doanh mới nhất, thành lập công ty mới, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam; thủ tục đăng ký bảo hộ logo… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Quản lý quỹ là gì?

Quản lý quỹ, quản lý vốn (FUNDS MANAGEMENT) là quản lý các quỹ thuần dành cho đầu tư và những quỹ bên ngoài được mua từ những ngân hàng khác. Quản lý các quỹ nhằm đáp ứng nhu cầu dòng tiền mặt của ngân hàng, với lịch đáo hạn của những khoản ký gửi khi nhu cầu vay tăng lên hoặc giảm xuống. Quản lý vốn là chức năng của Kho bạc hơn là quản lý tài sản – nợ, nó liên quan chủ yếu đến sự kiểm soát rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản, và định giá các khoản vay trong kỳ hạn cụ thể.

Đặc điểm của ngành quản lý quỹ

Quản lý quỹ xem xét hỗn hợp quỹ tạo bởi ngân hàng, bao gồm khoản ký gửi lớn bằng đôla, những khoản vay không ký gửi, và những khoản tạm ứng tín dụng từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang hoặc Ngân hàng Cho vay Mua nhà Liên bang. Mục đích là cung cấp vốn đủ để đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng tài sản của ngân hàng, với chi phí thấp nhất và với mức độ rủi ro có thế chấp nhận (rủi ro tín dụng, rủi ro khả năng thanh khoản, rủi ro lãi suất).

Nhiệm vụ của Bộ Tài chính trong việc tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán như thế nào?

Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán; hướng dẫn về tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 97 Luật Chứng khoán (Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp. Người nước ngoài có chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc những người đã hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài phải đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của Việt Nam).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.