Cán bộ phòng chống buôn lậu nhận hối lộ bị xử lý như thế nào?

17/09/2021
544
Views

Trong những năm qua, tình hình tội phạm ma tuý diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và mức độ, quy mô hoạt động. Khi bị phát hiện thì chúng sẵn sàng chống trả quyết liệt. Bên cạnh đó chúng cũng tìm mọi cách dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, khi không được thì chuyển sang khống chế, đe dọa thủ tiêu cán bộ. Vậy cán bộ phòng chống buôn lậu nhận hối lộ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tham nhũng là gì?

Theo khoản 2 điều 1 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

  • Tham ô tài sản;
  • Nhận hối lộ;
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
  • Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
  • Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
  • Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
  • Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
  • Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Nhận hối lộ là gì?

Nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận lợi ích vật chất (của hối lộ) do đã hoặc sẽ làm hay không làm một việc có lợi cho bên đưa hoặc theo yêu cầu của bên đưa hối lộ.

Nhận hối lộ là một dạng hành vi tham nhũng, nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.

Cấu thành tội nhận hối lộ

Mặt khách thể

Khách thể của loại tội phạm này là hoạt động đúng đắn, bình thường, tính chuẩn mực trong công tác của cơ quan, tổ chức do nhà nước quy định. Đối tượng của tội nhận hối lộ phải là tiền của, tài sản hoặc những giấy tờ có giá trị tài sản. Trường hợp người có chức vụ không nhận tiền của, tài sản mà nhận tình cảm của người khác giới thì không coi là nhận hối lộ.

Mặt khách quan

Thể hiện ở hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất khác dưới vất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu hoặc vì lợi ích của người đưa hối lộ. Hành vi nhận hối lộ được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác nhau.

Trường hợp, người có chức vụ nhận quà biếu sau khi đã làm đúng chức trách của mình không được coi là nhận hối lộ bởi giữa người có chức vụ và người đưa quà biếu không có bất kỳ thỏa thuận nào về việc tặng quà biếu, người nhận quà biếu thực hiện công việc của mình đúng chức năng, quyền hạn, vô tư thì quà biếu được như sự biết ơn, có trước có sau, là tấm lòng, đạo đức của người Việt nam.

Mặt chủ quan

Mặt chủ quan của tội phạm được thể hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội thấy trước họ là người có chức vụ, việc nhận tiền của là do lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhận tiền của hối lộ là trái pháp luật, trái với quy định của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, người phạm tội đã mong muốn nhận được tiền của hối lộ.

Mặt chủ thể

Chủ thể của loại tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi; có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định đồng thời phải là người có chức vụ, quyền hạn. Chức vụ, quyền hạn ấy liên quan trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người đưa hối lộ. Trường hợp người có chức vụ nhưng chức vụ, quyền hạn của họ không liên quan đến việc giải quyết công việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ; thì không coi là tội nhận hối lộ mà phạm vào tội lợi dụng chức vụ; quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Cán bộ phòng chống buôn lậu nhận hối lộ bị xử lý như thế nào?

  • Người vi phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để nhận hối lộ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội danh về tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; hoặc lợi ích phi vật chất khác.
  • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Đối với những hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội về tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi có những tình tiết sau: Có tổ chức; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn; Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng; Phạm tội 02 lần trở lên; Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước; Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Cán bộ phòng chống buôn lậu nhận hối lộ bị xử lý như thế nào?

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Nhận hối lộ là lỗi gì?

Nhận hối lộ được xem là hành vi có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội thấy trước họ là người có chức vụ, việc nhận tiền của là do lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhận tiền của hối lộ là trái pháp luật, trái với quy định của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, người phạm tội đã mong muốn nhận được tiền của hối lộ.

Người có chức vụ quyền hạn là gì?

Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Nhận hối lộ có tổ chức bị phạt thế nào?

Căn cứ theo điểm a Khoản 2 Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận