Cán bộ gác chân lên bàn làm việc, có đáng bị đình chỉ?

03/10/2022
Cán bộ gác chân lên bàn làm việc, có đáng bị đình chỉ?
267
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc cán bộ gác chân lên bàn làm việc, có đáng bị đình chỉ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày 12/11/2021, Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Đăk Nông đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày kể từ ngày 12/11/2021 đối với ông Lê Văn Tường (Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Huyện Đắk R’lấp) đối với hành vi “Hạt trưởng có thói quen gác hai chân lên bàn làm việc”. Tuy nhiên quyết định này nhanh chóng nhận về nhiều ý kiến trái chiều từ phía người dân do được cho là hình thức xử phạt quá nặng đối với ông Lê Văn Tường (Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Huyện Đắk R’lấp). Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì việc cán bộ gác chân lên bàn làm việc, có đáng bị đình chỉ?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc cán bộ gác chân lên bàn làm việc, có đáng bị đình chỉ? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật cán bộ công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019

Nghị định 112/2020/NĐ-CP

Những việc cán bộ công chức không được làm tại Việt Nam

Theo quy định tại Mục 4 Chương II Luật cán bộ công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 quy định về những việc cán bộ công chức không được làm tại Việt Nam như sau:

– Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ:

  • Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
  • Sử dụng tài sản của Nhà nước và của Nhân dân trái pháp luật.
  • Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
  • Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

– Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước:

– Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

– Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

– Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.

– Những việc khác cán bộ, công chức không được làm:

– Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Quy định về văn hoá giao tiếp của cán bộ công chức tại Việt Nam

Theo quy định tại Mục 3 Chương II Luật cán bộ công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 quy định về văn hoá giao tiếp của cán bộ công chức tại Việt Nam như sau:

– Văn hóa giao tiếp ở công sở:

  • Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
  • Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.
  • Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.

– Văn hóa giao tiếp với Nhân dân:

  • Cán bộ, công chức phải gần gũi với Nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
  • Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho Nhân dân khi thi hành công vụ.
Cán bộ gác chân lên bàn làm việc, có đáng bị đình chỉ?
Cán bộ gác chân lên bàn làm việc, có đáng bị đình chỉ?

Cán bộ gác chân lên bàn làm việc, có đáng bị đình chỉ?

Ngày 12/11/2021, trên mạng xã hội xuất hiện clip, hình ảnh chụp ông Lê Văn Tường (được cho Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Huyện Đắk R’lấp) gác hai chân lên bàn làm việc, vừa hút thuốc lá, vừa đọc tài liệu. Hình ảnh này nhanh chóng nhận được nhiều bình luận trái chiều từ phía cư dân mạng.

Theo Lê Văn Tường (được cho Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Huyện Đắk R’lấp) chia sẻ về hành vi trên của mình: “Cả cơ quan tôi đều biết tôi bị gút nặng, nếu ngồi bình thường, máu sẽ dồn xuống chân và gây khó khăn cho di chuyển. Tôi cũng chỉ gác chân khi ở trong phòng một mình chứ không hành động như thế khi gặp, trao đổi công việc với mọi người. Rõ ràng đây là hình ảnh chụp lén khi tôi ở một mình chứ không phải trong lúc tôi làm việc với người khác”.

Ngày 12 tháng 11 năm 2021, Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Đăk Nông đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày kể từ ngày 12/11/2021 đối với ông Lê Văn Tường (Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Huyện Đắk R’lấp) với hành vi “Hạt trưởng có thói quen gác hai chân lên bàn làm việc”.

Theo quy định tại Điều 81 Luật cán bộ công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 quy định về việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức như sau:

– Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.

– Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.

Như vậy đối với hành vi gác hai chân lên bàn làm việc, vừa hút thuốc lá, vừa đọc tài liệu của ông Lê Văn Tường đã có đủ yếu tố để Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Đăk Nông xem xét, xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức có hành vi “vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức”. Nên việc tạm đình chỉ đối với hành vi trên là có căn cứ.

Tuy nhiên trong tình huống đoạn clip chia sẻ, ông Lê Văn Tường đang ngồi trong phòng làm việc một mình và không có sự giao tiếp với ai và cộng thêm việc ông bị gút nặng, nếu ngồi bình thường, máu sẽ dồn xuống chân và gây khó khăn cho di chuyển nên thường hay gác chân lên bài làm việc có thể thông cảm và xem xét ở mức độ nhắc nhỡ nội bộ cơ quan với nhau. Việc tạm đình chỉ công tác 15 ngày với ông Lê Văn Tường đối với nhiều người là một hình phạt quá nặng.

Đến ngày 25/11/2021, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông đã ban hành quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Lê Văn Tường bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Lê Văn Tường với lý do trong thời gian làm Hạt trưởng, ông Tường đã để đơn vị mất đoàn kết nội bộ kéo dài. Ngoài ra, ông Tường còn vi phạm tác phong, giờ giấc trong thi hành công vụ, tổ chức uống bia trong giờ hành chính.

Như vậy thông qua quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Lê Văn Tường thì ta đã biết được, hành vi có thói quen gác hai chân lên bàn làm việc của ông đã không bị xem xét kỷ luật, mà việc bị kỷ luật của ông xuất phát từ nguyên nhân ông Lê Văn Tường để đơn vị mất đoàn kết nội bộ kéo dài, vi phạm tác phong, giờ giấc trong thi hành công vụ, tổ chức uống bia trong giờ hành chính.

Cũng theo thông tin từ Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Nông cho biết, đơn vị đã nhận được đơn xin từ chức của ông Lê Văn Tường – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đắk R’lấp vào ngày 10/12/2021. Hiện đơn xin từ chức của ông Tường đang được xử lý theo đúng quy trình.

Theo thông tin mới nhất hiện nay, vào ngày 21/4/2022, thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông cho biết đã có quyết định thôi giữ chức vụ lãnh đạo đối với ông Lê Văn Tường, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đắk R’Lấp. Cùng quyết định này, ông Lê Văn Tường được bố trí giữ chức vụ Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đắk R’Lấp kể từ ngày 25/4/2022.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Cán bộ gác chân lên bàn làm việc, có đáng bị đình chỉ?″. Nếu quý khách có nhu cầu biết các thông tin về hóa đơn điện tử tổng cục thuế; hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Luatsu247 giải đáp câu hỏi “Cán bộ gác chân lên bàn làm việc, có đáng bị đình chỉ?”

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức bình thường bị xử phạt như thế nào?

– Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức có thể bị xử phạt:
+ Khiển trách;
+ Cảnh cáo;
+ Hạ bậc lương (công chức)

Hạt trưởng hạt kiểm lâm Lê Văn Tường vi phạm về đạo đức, văn hóa giao tiếp bị xử phạt như thế nào?

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.

Hình thức buộc thôi việc của Hạt kiểm lâm Lê Văn Tường được quy định như thế nào?

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
– Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;
– Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.