Chào Luật sư, Tôi là sinh viên mới lên Hà Nội học. Do khu vực tôi đi học có nhiều vòng xuyến nhưng do ở quê tôi ở không có vòng xuyến nên khi lên Hà Nội học tôi khá là bỡ ngỡ. Luật sư có thể hướng dẫn cho tôi cách xi nhan khi đi qua vòng xuyến khi đi xe máy được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp cho tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khi di chuyển qua cách khu vực vòng xuyến người tham gia giao thông phải bật xi nhan báo hiệu cho những người cùng tham gia giao thông biết. Tuy nhiên không phải người tham gia giao thông nào cũng biết cách bật xi nhan sao cho đúng và chuẩn.
Để có thể tìm hiểu về cách xi nhan khi đi qua vòng xuyến. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Vòng xuyến là gì?
– Vòng xuyến hay còn gọi là vòng xoay, bùng binh, là một vòng tròn nằm ở giữa các ngả đường giao nhau để làm mốc cho xe cộ lưu thông. Tại đó, các phương tiện sẽ chạy theo hình vòng tròn với chiều ngược chiều kim đồng hồ.
– Sở dĩ được gọi là vòng xuyến phải dựa trên 2 yếu tố: Vòng tròn có mũi tên chỉ hướng đi ngược chiều kim đồng hồ và trước chỗ giao cắt phải có biển báo R.303 “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”.
– Khi đi vào vòng xuyến, người lái xe sẽ phải cho xe chạy theo chiều mũi tên, cho đến khi tách khỏi vòng tròn và rẽ sang đường nhánh khác.
Xi nhan là gì?
– Đèn xi nhan là một bộ phận quan trọng trên xe máy, ôtô; có chức năng báo hiệu; hoặc cảnh báo cho các phương tiện giao thông khác.
– Màu phổ biến của đèn xi nhan là màu vàng nhưng đôi lúc nó cũng sẽ có màu đỏ; màu cam; màu trắng; màu xanh dương; …
Khi nào cần xi nhan?
– Theo Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008, những trường hợp phải phải bật đèn xi nhan gồm:
- Chuyển làn đường;
- Chuyển hướng xe (rẽ phải, rẽ trái, quay đầu);
- Vượt xe;
– Ngoài ra, trong quá trình tham gia giao thông để đảm bảo an toàn, Cục Cảnh sát giao thông khuyến nghị nên bật đèn xi nhan trong các trường hợp sau:
- Khi đi qua vòng xuyến: Bật xi nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải” – khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến thì xi nhan phải.
- Khi đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn); nên bật đèn tín hiệu báo rẽ.
– Trường hợp thấy an toàn, không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại, không bắt buộc phải bật đèn tín hiệu.
- Khi lùi vào ngõ: Nên bật tín hiệu; vì tầm quan sát của người lái xe hạn chế, khó điều chỉnh hướng xe; và để tạo thuận lợi cho những phương tiện khác di chuyển.
- Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên); thì không cần xi nhan.
Cách xi nhan khi đi qua vòng xuyến
– Theo cách hiểu thông thường, vòng xuyến là một vòng tròn nằm ở giữa các ngả đường giao nhau để làm mốc cho xe cộ lưu thông.
– Khi đi vào vòng xuyến, người lái xe phải cho xe chạy theo chiều mũi tên, cho đến khi tách khỏi vòng tròn rẽ sang đường nhánh nào đó. Do hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể cách đi qua vòng xuyến cho nên về cơ bản ta tự hiểu rằng; việc bật xi nhan khi đi qua vòng xuyến thực hiện theo nguyên tắc “vào trái, ra phải” nghĩa là khi vào vòng xuyến; thì xi nhan trái, khi ra khỏi thì xi nhan phải.
Mức xử phạt khi đi qua vòng xuyến không xi nhan
– Theo như quy định nêu trên, việc có phải bật xi nhan khi ra vào vòng xuyến; hay không không được nhắc đến. Đồng thời, Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ cũng chưa có quy định về xử phạt lỗi không xi nhan khi ra vào vòng xuyến.
– Như vậy có thể nói, việc xi nhan khi ra vào vòng xuyến không bắt buộc. Chính vì thế nếu qua vòng xuyến không xi nhan thì sẽ không bị phạt.
– Mặc dù vậy, Cảnh sát giao thông khuyến nghị người dân trong quá trình tham gia giao thông; có 01 số trường hợp nên bật đèn xi nhan để đảm bảo an toàn cho bản thân; và giúp việc lưu thông trên đường thuận tiện hơn. Một trong những trường hợp đó là việc bật xi nhan khi đi qua vòng xuyến.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất khai hoang mới năm 2022
- Tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ giải quyết như thế nào?
- Mẫu đơn xin cấp sổ đỏ đất khai hoang mới năm 2022
- Đơn khiếu nại hàng xóm làm ô nhiễm môi trường mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cách xi nhan khi đi qua vòng xuyến″. Nếu quý khách có nhu cầu giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo, Tạm ngừng kinh doanh,….; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Điểm e Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; có quy định không bật xi nhan xe máy sẽ bị phạt:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
“….Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước.”
Như vậy, hành vi chuyển làn không bật đèn xi nhan bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
Tại Khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Như vậy, trường hợp điều khiển xe máy chuyển làn đường; mà không xi nhan sẽ bị xử phạt mức phạt từ 200.000 đến 300.000 đồng. Hành vi này có thể sẽ được nộp phạt lỗi giao thông tại chỗ.
Tại Khoản 2 Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
“Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.”
Về nguyên tắc: “Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ; và có tín hiệu báo hướng rẽ”. Như vậy, khi có dự định chuyển hướng đi; (dù trái, phải hay quay đầu xe); thì người điều khiển phương tiện giao thông phải bật đèn tín hiệu báo trước; nếu không sẽ bị coi là vi phạm Luật giao thông đường bộ.
Tại Điểm e Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định không bật xi nhan sẽ bị phạt:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); các loại xe tương tự xe mô tô; và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
“….Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước.”
Theo quy đinh trên thì không quy định mức xử phạt rõ đối với trường hợp này. Việc sử dụng xi nhan không đúng thời điểm, không đúng chỗ như vậy; gây trở ngại đối với người tham gia giao thông ở phía sau; nhiều trường hợp xảy ra va chạm, tai nạn giao thông. Trường hợp này có thể xét vào hành vi “gây cản trở giao thông”; và có thể bị xử phạt tùy vào hành vi và hậu quả thực tế xảy ra.