Xe máy đi ngược chiều có bị tịch thu bằng lái không?

25/05/2022
631
Views

Tôi đi xe máy ngược chiều trên đường một chiều và mới bị phạt lần đầu tiên; không phải tái phạm nhiều lần. Theo quyệt định xử phạt thì tôi bị phạt tiền 1.500.000 đồng và bị tước bằng lái 2 tháng. Vậy việc tước bằng lái trong trường hợp của tôi là đúng hay sai? Mong luật sư giải đáp.

Đi ngược chiều là một trong các lỗi phổ biến với bất kỳ người điều khiển xe nào? Đặc biệt là với xe máy. vậy với hành vi đi ngược chiều này được pháp luật quy định như thế nào? Lỗi đi ngược chiều bị xử lý ra sao? Để giải đáp vấn đề này,  Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Xe máy đi ngược chiều có bị tịch thu bằng lái không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là lỗi đi ngược chiều?

Mặc dù không có quy định cụ thể về hành vi đi ngược chiều; nhưng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ta có thể hiểu lỗi này như sau. Theo đó người điều khiển sẽ mắc lỗi đi ngược chiều khi thuộc một trong các trường hợp :

Đi ngược chiều của đường một chiều.

– Đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.

Xe đi ngược chiều bị xử lý như thế nào?

Việc xử phạt hành vi đi ngược chiều đối với xe cơ giới được thực hiện theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Đối với ô tô

Theo Khoản 3, 5, 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

o) Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; khu vực cấm dừng; trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; nơi đường bộ giao nhau; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước; trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Đi ngược chiều của đường một chiều; đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc; lùi xe trên đường cao tốc; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

Xe mô tô, xe gắn máy

Theo Khoản 5, 6, 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về lỗi này như sau:

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Với xe máy, xe máy chuyên dùng; mức phạt với lỗi này được quy định tại Khoản 2, 4, 7, 8 Điều 7. Cụ thể:

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồngđối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;

4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) … đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông; trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này;

8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lùi xe trên đường cao tốc; đi ngược chiều trên đường cao tốc;

Xe đạp, xe đạp máy

Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019 quy định:

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;

Xe máy đi ngược chiều có bị tịch thu bằng lái không?

Xe máy đi ngược chiều có bị tịch thu bằng lái không?
Xe máy đi ngược chiều có bị tịch thu bằng lái không?

Căn cứ Điểm b Khoản 10 Điều 6 có quy định như sau:

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, diểm e, diểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Lỗi của bạn là đi xe ngược chiều trên đường một chiều vi phạm quy định tại điểm khoản 5 Điều 6. Vì vậy mặc dù đó là lần đầu vi phạm của bạn nhưng bạn vẫn vị áp dụng hình phạt bổ sung; đó là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Do vậy, việc cảnh sát giao thông xử phạt bạn như vậy là đúng theo quy định pháp luật.

Xe máy đi ngược chiều gây ra tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm gì?

Nếu người điều khiển xe đi ngược chiều gây ra tai nạn giao thông gây ra thiệt hại; ngoài việc xử lý vi phạm hành chính như trên thì còn phải bồi thường theo Điều 584 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó:

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng; sức khỏe; danh dự; nhân phẩm; uy tín; tài sản; quyền; lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường; trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng,tình thế cấp thiết hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Tùy thuộc vào thiệt hại mà người lái xe gây ra họ sẽ phải bồi thường với trách nhiệm tương ứng. Có thể phải bồi thường về cả vật chất và tinh thần; cho người bị hại và gia đình của họ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Xe máy đi ngược chiều có bị tịch thu bằng lái không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Những trường hợp nào được nộp phạt tại chỗ?

Theo Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về hành vi xử phạt hành chính tại chỗ như sau:
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Do đó với trường hợp kể trên sẽ được nộp phạt tại chỗ.

Xe máy có được đi vào đường cao tốc không?

Đường cao tốc chỉ được sử dụng cho các loại xe ô tô; do đó xe máy không được phép đi vào đường cao tốc. Nếu bạn điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc, bạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

Bao nhiêu tuổi thì được đi xe máy?

Tùy loại xe mà pháp luật yêu cầu điều kiện về độ tuổi khác nhau. Tại Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
– Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
– Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.