Cách xác định tội danh và khung hình phạt theo quy định pháp luật

29/09/2022
Cách xác định tội danh và khung hình phạt theo quy định pháp luật
452
Views

Theo quy định pháp luật hiện hành quy định nhiều loại tội phạm khác nhau, với mỗi loại tội phạm lại quy định những khung hình phạt khác nhau. Vậy cách xác định tội danh và khung hình phạt theo quy định pháp luật như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Hình phạt là gì?

Căn cứ theo Điều 26 Bộ luật hình sự: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự và do toà án áp dụng đối với người phạm tội

Theo đó, hình phạt có những đặc điểm sau:

– Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, bởi vì hình phạt tước bỏ người bị kết án những quyền và lợi ích thiết thân của họ. Đó là quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền tự do về thân thể, thậm chí cả quyền sống của người phạm tội.

– Mặt khác, hình phạt bao giờ cũng để lại cho người bị kết án một hậu quả pháp lý – đó là án tích trong một thời gian nhất định.

– Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự ở phần chung và các phần các tội phạm cụ thể.

– Hình phạt chỉ do Toà án nhân danh Nhà nước áp dụng trên cơ sở của bản án.

Tuy nhiên, đối với bị cáo bị kết án tử hình thì trong vòng 7 ngày kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật có quyền gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước, nếu được chấp thuận (tức là Chủ tịch nước ra quyết định ân giảm thì người bị kết án tử hình được chuyển xuống tù chung thân), thì quyết định ân giảm của Chủ tịch nước như một bản án thậm chí có giá trị pháp lý cao nhất. Như vậy, trường hợp này có thể hiểu ngoài Toà án thì Chủ tịch nước có quyền ra bản án đối với người phạm tội.

Khung hình phạt là gì?

Khung hình phạt được hiểu là giới hạn phạm vi các loại cũng như mức hình phạt được luật quy định cho phép Tòa án lựa chọn trong đó hình phạt cụ thể áp dụng cho người phạm tội.

Đối với mỗi tội phạm luật có thể chỉ quy định một khung hình phạt nhưng thông thường quy định nhiều khung hình phạt để áp dụng cho những loại trường hợp phạm tội khác nhau của tội đó.

Khung hình phạt cơ bản là khung hình phạt được quy định cho trường hợp phạm tội thông thường của một loại tội. Mỗi tội phạm đều phải có một khung hình phạt cơ bản. Thông thường khung hình phạt cơ bản được quy định tại khoản 1 của điều luật quy định về tội phạm cụ thể.

Khung hình phạt giảm nhẹ là khung hình phạt được quy định cho trường hợp vì có tình tiết nhất định mà tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm giảm xuống một cách khác hẳn so với trường hợp thông thường của một loại tội. Đối với một tội phạm có thể không có, có một hoặc có nhiều khung hình phạt giảm nhẹ.

Cách xác định tội danh và khung hình phạt theo quy định pháp luật
Cách xác định tội danh và khung hình phạt theo quy định pháp luật

Hình phạt tăng nặng là khung hình phạt trường hợp vì có tình tiết nhất định mà tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên một cách khác thông thường của một loại tội. Đỗi với mỗi tội phạm có thể không có, có một hoặc có nhiều khung hình phạt tăng nặng.

Phân loại khung hình phạt

Khung hình phạt sẽ được phân loại tương ứng với cấu thành tội phạm. Theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì cấu thành tội phạm được phân thành ba loại: cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ. Tương ứng với phân loại cấu thành tội phạm, khung hình phạt cũng được phân thành khung hình phạt cơ bản, khung hình phạt tăng nặng và khung hình phạt giảm nhẹ.

Khung hình phạt cơ bản

Đây là khung hình phạt được áp dụng với những tình tiết phạm tội thông thường, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Mức khung hình phạt cơ bản thường được quy định tại khoản 1 của điều luật. Đây cũng là cơ sở để phân loại tội phạm theo quy định của pháp luật.

Khung hình phạt tăng nặng

Đây là khung hình phạt được áp dụng với đối tượng có hành vi phạm tội ở mức độ nguy hiểm hơn so với hành vi phạm tội được quy định ở khung hình phạt cơ bản, cần áp dụng biện pháp xử lý mạnh hơn để có tính răn đe cao đối với người phạm tội. Một tội phạm có thể phân chia thành nhiều khung hình phạt tăng nặng khác nhau tùy theo tính chất,mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Pháp luật sẽ quy định cụ thể các tình tiết tăng nặng và khung hình phạt tương ứng với tình tiết tăng nặng.

Khung hình phạt giảm nhẹ

Đây là khung hình phạt được áp dụng đối với chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng đã tự ra đầu thú, có thái độ ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, … Để hỗ trợ cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án thì sẽ được Nhà nước cho hưởng chính sách xử phạt khoan hồng hơn

Cách xác định tội danh và khung hình phạt theo quy định hiện hành

Theo quy định, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của mỗi tội phạm mà luật hình sự quy định một hình phạt tương ứng với mức độ nguy hiểm của tội phạm đó. Do đó, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà điều luật chia thành các khoản 1, 2, 3… để quy định về hình phạt cho phù hợp.

Vậy căn cứ vào đâu để định tội danh đối với hành vi phạm tội cho chính xác?

Thông thường, căn cứ vào 4 yếu tố, đó là: Khách thể của tội phạm; Mặt khách quan của tội phạm; chủ thể của tội phạm; Mặt chủ quan của tội phạm để xác định tội phạm.

Theo Bộ luật hình sự, một điều luật quy định một hành vi phạm tội, song cũng có một số trường hợp một điều luật lại quy định nhiều hành vi phạm tội nhưng đối với những tội phạm được quy định trong một điều luật lại có cấu thành cơ bản giống nhau.

Từ những yếu tố cấu thành tội phạm nêu trên, cách xác định tội danh trong vụ án hình sự như sau:

– Xác định tội danh của tội phạm nên căn cứ vào đặc điểm riêng của hành vi nguy hiểm cho xã hội (hành vi phạm tội). Đặc điểm riêng đó được thể hiện trong cấu thành cơ bản của tội phạm được quy định tại khoản 1 của điều luật trong Bộ luật hình sự.

– Xác định các hành vi phạm tội đan xen, liên tiếp nhau trong một vụ án có cấu thành định khung tăng nặng hình phạt trong cùng một điều luật hay không, nếu các hành vi phạm tội đó đã cấu thành tội phạm và các hành vi đó đã có cấu thành định khung tăng nặng hình phạt trong cùng điều luật thì các hành vi đó chỉ cấu thành một tội phạm theo điều luật mà Bộ luật hình sự đã quy định đối với tội danh đó. Nếu các hành vi phạm tội đan xen, liên tiếp nhau trong một vụ án đã cấu thành tội phạm và các hành vi khác không có cấu thành định khung tăng nặng hình phạt trong cùng một điều luật thì các hành vi đó sẽ cấu thành các tội độc lập nhau tương ứng với điều luật mà Bộ luật hình sự đã quy định đối với tội danh đó.

Sau khi đã xác định được hành vi phạm tội thì sử dụng các yếu tố như tính chất, hậu quả, chủ thể, công cụ, phương tiện, động cơ, mục đích v.v.. được quy định trong nội dung các tình tiết tại các khoản của điều luật áp dụng để đối chiếu với các yếu tố tương ứng của hành vi phạm tội đang xem xét, rồi xác định tình tiết áp dụng cụ thể (còn gọi là các tình tiết định khung hình phạt).

Khung hình phạt áp dụng đối với cá nhân phạm tội được quy định tại các khoản của điều luật áp dụng. Do đó, để xác định khung hình phạt áp dụng thì cần xác định hành vi phạm tội của cá nhân đó thuộc khoản nào của điều luật áp dụng, cụ thể như sau:

– Nếu tất cả các tình tiết áp dụng được xác định thuộc cùng một khoản thì lựa chọn khung hình phạt được quy định tại khoản đó là khung hình phạt áp dụng đối với cá nhân phạm tội.

– Nếu các tình tiết định xác định thuộc các khoản khác nhau của điều luật áp dụng, thì lựa chọn khoản có khung hình phạt cao nhất để áp dụng.

Tình tiết còn lại thuộc khung hình phạt nhẹ hơn được sử dụng làm tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp tình tiết đó cũng được quy định tại Điều 52 về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc Điều 51 về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của Bộ luật hình sự 2015.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cách xác định tội danh và khung hình phạt theo quy định pháp luật″. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc muốn tìm hiểu quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu chế biến… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Ý nghĩa của khung hình phạt là gì?

Việc phân chia thành các khung hình phạt khác nhau có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình xác định tội phạm cũng như xác định hình phạt đối với hành vi phạm tội.
– Phân định khung hình phạt là cơ sở để xác định tính chất nguy hiểm, tương ứng với các mức độ của tội phạm.
– Khung hình phạt là cơ sở để xác định hình phạt cụ thể với người phạm tội

Phân biệt dấu hiệu định khung hình phạt với dấu hiệu tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như thế nào?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 51 và Khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 thì các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Hiểu đơn giản là khi mà dấu hiệu để xác định một người phạm tội nào và vào khung hình phạt nào thì dấu hiệu đó sẽ không được áp dụng để làm tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nữa.

Khi nào Toà án quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt?

Theo quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự có nội dung như sau:
– Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
– Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
Theo đó khi người phạm tội có các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự thì tùy thuộc vào nhân thân về tình hình thực tế của người phạm tội, Tòa án có thể định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.