Để bào về quyền lợi của mình khi sử dụng đất, việc nắm rõ ranh giới, mốc giới là việc quan trong. Nếu nắm rõ được các xác định ranh giới mốc giới thứa đất, người sử dụng đất sẽ có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Đặc biệt là khi xảy ra tranh chấp hoặc khi đất bị thu hồi.
Bài viết sau đây Luật sư 247 sẽ làm rõ vấn đề “Cách xác định ranh giới, mốc giới thửa đất. Hi vọng sẽ mạng lại những thông tin bổ ích cho bạn.
Ranh giới thửa đất là gì?
Trên thực tế và trong các văn bản pháp luật về đất đai đều có cách hiểu thống nhất về ranh giới thửa đất. Tiết d điểm 2.3 khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về ranh giới như sau:
“Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó”.
Ranh giới thửa đất trong một số trường hợp đặc biệt
- Đối với trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh giới được xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó.
- Đối với ruộng bậc thang thì ranh giới được xác định là đường bao ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, thuộc phạm vi sử dụng của một người sử dụng đất hoặc một nhóm người cùng sử dụng đất (không phân biệt theo các đường bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất tại thực địa).
- Trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng là bờ thửa, đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0.5m thì ranh giới được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa, đường rãnh nước. Trường hợp độ rộng đường bờ thửa, đường rãnh nước bằng hoặc lớn hơn 0.5m thì ranh giới được xác định theo mép của đường bờ thửa, đường rãnh nước.
Nguyên tắc xác định ranh giới thửa đất
Hoạt động về quản lý địa giới được quy định tại Luật Đất đai năm 2013, bao gồm các hoạt động: xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính, lập bản đồ địa chính. Lập và quản lý hồ sơ về địa giới hành chính thì việc lập và quản lý hồ sơ về địa giới hành chính được quy định tại Luật đất đai năm 2013. Theo đó: Hồ sơ địa giới hành chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với địa giới hành chính, bao gồm:
– Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập đơn vị hành chính hoặc điều chỉnh địa giới hành chính.
– Bản đồ địa giới hành chính: là bản đồ thể hiện các mốc địa giới hành chính và các yếu tố địa vật, địa hình có liên quan đến mốc địa giới hành chính.
– Sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính.
– Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính, các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính.
– Bản mô tả tình hình chung về địa giới hành chính.
– Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính.
– Phiếu thống kê về các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính.
– Thống kê các tài liệu về địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp dưới.
Ranh giới phân định quyền chiếm hữu và sử dụng đất của người sử dụng đất với người sử dụng đất liền kề đối với một mảnh đất nhất định. Ranh giới sử dụng đất đai được xác định bằng mốc giới cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất thực hiện khi giao đất, cho thuê đất trên thực địa, được ghi trong số quyết định giao đất, cho thuê đất và được mô tả trong hồ sơ địa chính. Thực hiện đo đạc trên thực địa, áp dụng các phương pháp lập bản mô tả nhằm mục đích lập bản đồ địa chính, bản đồ vẽ địa chính, kiểm tra, đánh giá những sự tranh chấp giữa các chủ sử dụng đất liền kề nhau theo diện tích thực tế và đáp ứng cho công tác tiến hành thực hiện vấn đề xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Sử dụng đất đúng ranh giới là nghĩa vụ đầu tiên trong các nghĩa vụ chung của người sử dụng đất được quy định tại Luật Đất đai năm 2013. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất giúp hoàn thiện công tác quy hoạch đất đai: hồ sơ địa chính, tài liệu về địa chính, đăng ký đất đai… nhằm tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai.
Trong thực tiễn, có một lo ngại và vướng mắc khi mà các hộ gia đình cá nhân không chịu ký giáp ranh hay ký xác nhận bản mô tả ranh giới thửa đất, mốc lộ giới đất đai gây lũng đoạn trong các hoạt động đo đạc, cấp vẽ bản đồ. Công tác giải quyết tranh chấp để được đến khâu cấp sổ lại thêm những khâu khó khăn và vướng mắc.
Vật nhân tạo hay tự nhiên (cột mốc, hàng rào, tường ngăn, cây, kênh, mương, hào, rãnh,…) nằm trên ranh giới chung phân định các bất động sản liền kề, được những chủ sở hữu, người sử dụng bất động sản thỏa thuận dùng làm ranh giới để ngăn cách các bất động sản liền kề. Luật đất đai ra đời muộn khiến việc áp dụng các tập quán đất đai được sử dụng rộng rãi, sau những đợt cải cách ruộng đât khi nhà nước cấp đất, giao đất cho người dân còn lỏng lẻo thì việc người dân khai hoang, khai khẩn, lấn chiếm đua nhau là điều khó tránh khỏi trong lịch sử ruộng đất. Những vật nhân tạo hay tự nhiên mang trong mình gần như là sự thỏa thuận công nhận rằng đó là ranh giới và nhà nước chỉ cần ghi nhận, đặc biệt là ở các vùng nông thôn Bắc Bộ.
Theo quy định của luật dân sự, mốc giới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu các bất động sản liền kề, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề phải chịu các chi phí xây dựng, sửa chữa mốc giới, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đối với cây là mốc giới chung nếu có hoa lợi thì các bên hưởng phần mà mốc giới đó nằm bên phần đất của chủ đất đó. Không được trổ cửa, lỗ thông khí hoặc đục tường trong trường hợp mốc giới chung là tường nhà, tường bao gạch, bê tông chủ sở hữu bất động sản liền kề. Trong trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên thì mốc giới ngăn cách đó là của chung nếu các bên đồng ý và bên nào tạo nên mốc ranh giới thì bên đó phải chịu chi phí xây dựng tránh tình trạng tranh chấp liên quan đến ranh giới quyền sử dụng đất. Nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng xây phải hủy bỏ, tháo dỡ.
Cách xác định ranh giới, mốc giới thửa đất
Khoản 1 Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về ranh giới như sau:
- Ranh giới giữa các thửa đất liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
- Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
Bên cạnh những quy định trên thì khi xác định ranh giới phải căn cứ theo quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT như sau:
- Trường hợp không có tranh chấp: Ranh giới được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của Tòa án, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới.
- Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới: Nếu thuộc trường hợp này đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có thửa đất để giải quyết.
Nếu tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp;
Đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, 01 bản lưu hồ sơ đo đạc, 01 bản gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.
Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất như thế nào?
Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được sử dụng để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất. Bản mô tả được lập theo quy định sau:
- Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cho tất cả các thửa đất, trừ các trường hợp sau:
- Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất có bản vẽ thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới hiện trạng của thửa đất không thay đổi so với bản vẽ trên giấy tờ đó.
- Thửa đất có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề và hiện trạng ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ hiện có.
- Đối với thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản có bờ thửa hoặc cọc mốc cố định, rõ ràng trên thực địa thì không phải lập bản mô tả nhưng sau khi có bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất phải công bố công khai tại trụ sở Ủy ban và khu dân cư trong thời gian tối thiểu là 10 ngày liên tục, đồng thời phải thông báo rộng rãi cho người sử dụng đất biết để kiểm tra, đối chiếu;
Hết thời gian công khai phải lập Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính.
- Trường hợp trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất có sơ đồ thể hiện ranh giới nhưng khác với ranh giới theo hiện trạng khi đo vẽ thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất phải thể hiện ranh giới theo hiện trạng và ranh giới theo giấy tờ đó.
- Đối với trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thì trên Bản mô tả thể hiện đồng thời theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và theo ý kiến của các bên liên quan.
- Trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì việc lập bản mô tả được cán bộ đo đạc, các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác định theo thực địa và theo hồ sơ thửa đất liên quan (nếu có).
Đơn vị đo đạc chuyển bản mô tả đã lập cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để xác nhận vắng mặt và thông báo trên loa truyền thanh của cấp xã, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban để người sử dụng đất đến ký xác nhận. Sau 15 ngày kể từ ngày thông báo mà người sử dụng đất không có mặt và không có khiếu nại, tranh chấp liên quan đến ranh giới, mốc giới thì ranh giới được xác định theo bản mô tả đã lập.
Trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày nhận được bản mô tả mà người sử dụng đất liền kề không ký xác nhận, đồng thời không có văn bản thể hiện việc có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến ranh giới thì ranh giới được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại, người dẫn đạc ký xác nhận và ghi rõ lý do người sử dụng đất liền kề đó không ký xác nhận vào phần “lý do không đồng ý” trong bản mô tả.
Đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập danh sách các trường hợp nêu trên để gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn biết và lưu hồ sơ đo đạc.
Hướng dẫn đo vẽ ranh giới thửa đất
Theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, sau khi xác định ranh giới thì khâu cuối cùng là thực hiện việc đo vẽ ranh giới thửa đất. Việc đo vẽ ranh giới được hiện như sau:
– Việc đo vẽ chi tiết ranh giới được thực hiện theo hiện trạng thực tế đang sử dụng, quản lý đã được xác định theo quy định tại mục 2 ở trên.
– Trường hợp có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất thể hiện rõ ranh giới (có kích thước cạnh hoặc tọa độ đỉnh thửa đất) nhưng ranh giới trên thực địa đã thay đổi so với giấy tờ đó thì trên bản đồ địa chính phải thể hiện cả đường ranh giới theo giấy tờ đó (bằng nét đứt) và ranh giới theo hiện trạng (bằng nét liền).
Đơn vị đo đạc phải thể hiện sự thay đổi về ranh giới trong Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất lập theo mẫu; đồng thời lập danh sách các trường hợp thay đổi ranh giới gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Phòng Tài nguyên và Môi trường (thửa đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng) nơi có thửa đất để xử lý theo thẩm quyền.
– Trong quá trình đo vẽ chi tiết, tại mỗi trạm máy phải bố trí các điểm chi tiết làm điểm kiểm tra với các trạm đo kề nhau. Số lượng điểm kiểm tra phụ thuộc vào khu vực đo và không dưới 02 điểm với mỗi trạm đo kề nhau.
Trường hợp sai số vị trí điểm kiểm tra giữa hai lần đo từ hai trạm máy bằng hoặc nhỏ hơn sai số theo quy định tại Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-BTNTM thì vị trí điểm kiểm tra được xác định bằng tọa độ trung bình giữa hai lần đo. Trường hợp sai số nói trên vượt quá sai số quy định thì phải kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân để khắc phục.
Đối với khu đo cùng thời điểm đo vẽ có nhiều tỷ lệ khác nhau thì phải đánh dấu các điểm chi tiết chung của hai tỷ lệ để đo tiếp biên. Các điểm đo tiếp biên phải được đo đạc theo chỉ tiêu kỹ thuật của tỷ lệ bản đồ lớn hơn.
– Sau khi bản đồ địa chính được nghiệm thu cấp đơn vị thi công, đơn vị đo đạc in Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất và giao cho người sử dụng đất để kiểm tra, xác nhận, kê khai đăng ký đất đai theo quy định và nộp lại cùng hồ sơ đăng ký đất đai để làm cơ sở nghiệm thu bản đồ địa chính.
Trường hợp phát hiện trong kết quả đo đạc địa chính thửa đất có sai sót thì người sử dụng đất báo cho đơn vị đo đạc kiểm tra, bổ sung, chỉnh sửa.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định về chỉ giới xây dựng nhà ở năm 2022 như thế nào?
- Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp có được không?
- Cách tính thuế đất ở nông thôn như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cách xác định ranh giới mốc giới thửa đất” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý làm sổ đỏ đất…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Đo đạc xác định ranh giới đất là việc làm bắt buộc khi các mảnh đất được nằm liền kề nhau. Ranh giới tuy nhỏ nhưng là đường phân cách xác định quyền của các chủ sở hữu khác nhau.
Việc đo đạc đất là nhằm các mục đích sau:
Làm sổ đỏ: Sổ đỏ là nơi thể hiện gần như đầy đủ thông tin về mảnh đất, trong đó có diện tích đất và ranh giới đất;
Tránh tranh chấp: Tranh chấp ranh giới, hàng rào là chuyện xảy ra như cơm bữa tại Việt Nam. Việc đo đạc xác định ranh giới đất là để giải quyết các vấn đề tranh chấp theo đúng quy định;
Giải quyết tranh chấp: Trường hợp xảy ra tranh chấp ranh giới đất trong khi ranh giới chưa được xác định hoặc không xác định rõ thì việc đo lại diện tích đất ở được xem là giải pháp giải quyết tranh chấp.
Điều 176 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về mốc giới ngăn cách các bất động sản được xác định theo phương thức sau:
Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường trên phần đất thuộc quyền sở hữu của mình;
Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản (và những vật mốc này sẽ trở thành sở hữu chung của các chủ sở hữu bất động sản liền kề);
Nếu mốc giới chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó thuộc sở hữu chung; còn nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý thì bên tạo mốc giới phải dỡ bỏ.