Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động được hưởng chế độ thai sản. Lao động nữ khi sẩy thai sẽ được hưởng chế độ này. Lao động nữ bên cạnh được nghỉ việc, hưởng trợ cấp thì còn được có thêm thời gian nghỉ dưỡng sức sau khi bị sẩy thai. Trong thời gian nghỉ dưỡng sức này, lao động nữ còn được hưởng tiền. Mức hưởng này sẽ được tính theo công thức mà pháp luật quy định. Vậy cách tính tiền nghỉ dưỡng sức sau sẩy thai được quy định như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sẩy thai là gì?
Để được hưởng chế độ thai sản thì trước tiên người lao động phải đáp ứng được những điều kiện mà pháp luật quy định. Lao động nữ bị sẩy thai thuộc trường hợp sẩy thai do bệnh lý thì được nghỉ dưỡng sức để phục hồi sức khỏe sau khi bị sẩy thai. Thời gian nghỉ này kéo dài theo quy định pháp luật và tùy thuộc tình hình sức khỏe của mỗi người.
Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 quy định về chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:
“1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.“
Với quy định này, lao động nữ sẽ được nghỉ dưỡng sức sau sẩy thai nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Đã nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
- Quay trở lại làm việc nhưng trong 30 ngày đầu, sức khỏe vẫn chưa hồi phục.
Lúc này, người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở sẽ xem xét và quyết định cho người lao động nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sẩy thai.
Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức sau sẩy thai mấy ngày?
Sẩy thai là một trong những nỗi đau mà người phụ nữ không muốn trải qua. Cho nên khi lao động nữ sẩy thai thì sức khỏe và tinh thần của họ đang không được ổn định. Chính vì vậy nghĩ dưỡng sức sau khi bị sẩy thai là một thời gian cần thiết để hồi phục. Pháp luật quy định lao động nữ bị sẩy thai sẽ được nghỉ dưỡng sức.
Căn cứ khoản 2 Điều 41 Luật BHXH năm 2014, thời gian nghỉ dưỡng sức sau sảy thai của lao động nữ được quy định như sau:
“2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.“
Theo quy định này, trường hợp bị sẩy thai, lao động nữ sẽ được giải quyết nghỉ dưỡng sức tối đa 05 ngày/năm.
Lưu ý:
- Thời gian nghỉ nói trên bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
- Trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản (theo khoản 4 Điều 13 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, bổ sung bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH).
Cách tính tiền nghỉ dưỡng sức sau sẩy thai
Ngoài mức trợ cấp được hưởng theo chế độ thai sản thì lao động nữ khi nghỉ dưỡng sức còn được hưởng tiền. Mức hưởng dưỡng sức sau khi bị sẩy thai thì thấp hơn mức hưởng trợ cấp theo chế độ thai sản. Tuy nhiên, đây là tiền mà cơ quan bảo hiểm hỗ trợ cho lao động nữ khi bị sẩy thai.
Khoản 3 Điều 41 Luật BHXH năm 2014 nêu rõ mức hưởng chế độ dưỡng sức như sau:
“3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.“
Dựa trên quy định này, người lao động có thể tự tính chế độ nghỉ dưỡng sức sau sẩy thai của mình theo công thức sau:
Tiền dưỡng sức sau sẩy thai = 30% x Mức lương cơ sở x Số ngày nghỉ
Trong đó:
- Mức lương cơ sở đang áp dụng hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng.
- Số ngày nghỉ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định nhưng tối đa không quá 05 ngày.
Ví dụ, chị A bị sẩy thai, đã nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản và trở lại làm việc nhưng sức khỏe còn yếu nên được công ty cho nghỉ dưỡng sức 05 ngày.
Trong thời gian nghỉ, chị A được nhận số tiền như sau:
Tiền dưỡng sức sau sẩy thai = 30% x 1,8 triệu đồng x 05 ngày = 2.700.000 đồng.
Thủ tục hưởng chế độ dưỡng sức sau sẩy thai thực hiện thế nào?
Lao động nữ khi nghỉ dưỡng sức sau khi sẩy thai thì không cần thực hiện bất kỳ thủ tục gì. Chuẩn bị thủ tục hưởng chế độ dưỡng sức sau khi sẩy thai sẽ do người sử dụng lao động đảm nhiệm. Người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm sẽ phối hợp với nhau để thực hiện chi trả tiền trợ cấp cho người lao động bị sẩy thai theo quy định tại Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Theo đó, trong vòng 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau sẩy thai thì doanh nghiệp phải lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe (theo Mẫu 01B-HSB) và gửi cho cơ quan BHXH nơi đang đóng BHXH.
Căn cứ hướng dẫn tại Quyết định 222/QĐ-BHXH, thời gian giải quyết chế độ dưỡng sức sau sẩy thai là không quá 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp.
Tiền trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sẩy thai thường được chi trả cho lao động nữ thông qua các hình thức sau:
- Nhận tiền tại doanh nghiệp sau khi cơ quan BHXH đã chuyển tiền trợ cấp cho đơn vị sử dụng lao động.
- Nhận tiền qua thẻ ATM của người lao động.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Cách tính tiền nghỉ dưỡng sức sau sẩy thai. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến phí sang tên sổ đỏ là bao nhiêu. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Phương thức chi trả BHXH qua ATM đăng ký như thế nào?
- Nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần qua thẻ ATM được không?
- Bảo hiểm xã hội 1 lần cho người nước ngoài như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Với quy định về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 chỉ ghi nhận thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mà không hề đề cập đến lao động nam.
Cùng với đó, khoản 1 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 cũng chỉ quy định một trường hợp duy nhất mà lao động nam được hưởng chế độ thai sản là khi đang đóng BHXH mà có vợ sinh con.
Thời gian lao động nam được nghỉ hưởng chế độ chế thai sản khi vợ sinh con được xác định cụ thể theo khoản 2 Điều 34 Luật BHXH như sau:
– Vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật được nghỉ 14 ngày làm việc.
– Vợ sinh đôi được nghỉ 10 ngày làm việc; sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.
– Vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi được nghỉ 10 ngày.
– Vợ sinh 01 con, sinh thường được nghỉ 05 ngày làm việc.
Từ những căn cứ trên, có thể thấy, lao động nam đang đóng BHXH chỉ được hưởng việc hưởng chế độ bảo hiểm khi vợ sinh con. Trường hợp vợ bị sẩy thai, người chồng mặc dù có tham gia BHXH nhưng cũng không được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Như đã phân tích ở phần trước, lao động nam tham gia BHXH bắt buộc không được nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm khi vợ sẩy thai. Tuy nhiên, nếu muốn dành thời gian để chăm sóc vợ mới sẩy thai, lao động nam xin nghỉ theo một trong 02 trường hợp sau:
(1) – Xin nghỉ phép năm
Theo Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm đủ năm cho người sử dụng lao động sẽ được nghỉ phép từ 12 – 16 ngày/năm. Thậm chí, cứ làm việc đủ 05 năm cho một người sử dụng lao động, người lao động còn được cộng thêm tương ứng 01 ngày vào số phép hằng năm của mình.
Trong những ngày nghỉ phép năm, người lao động nghỉ làm nhưng vẫn được trả đủ lương theo hợp đồng lao động.
Do đó, nếu muốn nghỉ chăm sóc vợ sẩy thai mà vẫn nhận đủ tiền lương, người chồng có thể chủ động đề nghị nghỉ phép năm với người sử dụng lao động.
(2) – Xin nghỉ không hưởng lương
Căn cứ khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, nếu không thuộc các trường hợp được nghỉ theo quy định, người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Lưu ý, trường hợp này bắt buộc phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Tùy vào từng trường hợp xin nghỉ để chăm sóc vợ sẩy thai mà thời gian nghỉ của lao động nam sẽ là khác nhau. Cụ thể:
* Trường hợp xin nghỉ phép năm:
Lao động nam chỉ được nghỉ tối đa số ngày phép mà người đó được hưởng. Theo đó, nếu làm đủ năm, lao động nam sẽ được giải quyết nghỉ tối đa:
– 12 ngày làm việc: Người làm công việc trong điều kiện bình thường.
– 14 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– 16 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
* Trường hợp xin nghỉ không lương:
Trường hợp này pháp luật không giới hạn cụ thể thời gian nghỉ tối đa nên các bên có thể tự thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, do đây là trường hợp nghỉ không lương nên người lao động sẽ không có thu nhập trong thời gian nghỉ.
Đặc biệt, nếu nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó, người lao động thì không đóng BHXH (theo khoản 4 Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH).