Xin chào luật sự. Tôi là một nhân viên y tế mới về làm việc tại trạm y tế xã. Tôi và các đồng nghiệp thường được phân công trực ca tại trạm vào ban đêm và cả các ngày lễ. Vậy xin hỏi chế độ phụ cấp thường trực với nhân viên y tế như thế nào? Mức phụ cấp vào những ngày lễ tết ra sao? Ngoài phụ cấp thường trực thì các chế độ khác khi trực ca như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Việc trực ca, thậm chí 24/24 giờ của các nhân viên y tế tại bệnh viên là điều diễn ra rất phổ biến. Các bác sĩ thường phải trực ca nhiều giờ tại bệnh viên để đảm bảo đủ nhân lực khi xảy ra bất cứ trường hợp khẩn cấp nào, đặc biệt là đợt dịch bệnh vừa rồi. Với việc trực ca này thì để đảm bảo quyền lợi cho những nhân viên y tế cũng như là một khoản phụ cấp bồi dướng đối với họ thì Nhà nước quy định về chế độ phụ cấp thường trực đối với các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang làm việc tại cơ sở y tế công lập. Vậy cụ thể vấn đề phụ cấp này được quy định như thế nào? Nguyên tắc xác định và mức phụ cấp chi trả ra sao? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Cách tính hưởng phụ cấp thường trực tại bệnh viện”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg
Chế độ phụ cấp thường trực là gì?
Công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập được hưởng các chế độ phụ cấp đặc thù bao gồm:
- Phụ cấp thường trực;
- Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật;
- Phụ cấp chống dịch.
Theo đó có thể thấy phụ cấp thường trực là một trong các chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế. Với đặc thù của các cơ sở y tế là 24/24 giờ đều phải có người thường trực để đảm bảo có thể tiếp nhận và giải quyết kịp thời các trường hợp nguy hiểm khi mà sức khỏe của người dân cần tới sự khám, cứu chữa của bác sĩ.
Do đó tùy thuộc vào tình hình của mỗi cơ sở y tế mà thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh căn cứ vào tình hình thực tế về nhân lực và hoạt động của từng bộ phận trong đơn vị để quyết định hình thức bố trí người lao động làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ; bố trí người lao động thường trực 24/24 giờ.
Để đảm bảo quyền lợi cho những người này thì nhà nước quy định các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập sẽ được hưởng các chế độ thường trực và cụ thể là được nhận phụ cấp thường trực. Phụ cấp thường trực chính là khoản phụ cấp bên cạnh khoản tiền lương của các đối tượng này với mức phụ cấp phụ thuộc vào số giờ mà người này phải thường trực tại cơ sở y tế theo sự phân công, bố trí của thủ trưởng. Khoản phụ cấp này sẽ là khoản bù đắp cho những công sức mà họ đã bỏ ra trong thời gian làm việc của mình.
Quy định về chế độ phụ cấp thường trực đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập
Theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch; Thông tư liên tịch số 10/2014/TTLT-BYT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 26/2/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg, cụ thể:
Đối tượng hưởng phụ cấp thường trực
Tại Khoản 1, Điều 1 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg đối tượng áp dụng viêc hưởng phụ cấp đặc thù theo quyết định này là công chức; viên chức; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang làm việc tại cơ sở y tế công lập. Cụ thể:
+ Công chức; viên chức; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang làm việc tại cơ sở y tế công lập; trạm y tế xã, phường, thị trấn, trạm y tế quân dân y (sau đây gọi chung là trạm y tế xã); cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ sở y tế của Quân đội nhân dân. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương; công nhân, viên chức và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong cơ sở y tế của Công an nhân dân;
Nguyên tắc thực hiện chế độ thường trực
Theo Khoản 2 Điều 2 Quyết định, việc thực hiện chế độ phụ cấp thường trực cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
– Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh căn cứ vào tình hình thực tế về nhân lực và hoạt động của từng bộ phận trong đơn vị để quyết định hình thức bố trí người lao động làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ; trường hợp thiếu nhân lực, không thể bố trí người làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ, kể cả các khu vực khoa, khu vực đặc biệt thì phải bố trí người lao động thường trực 24/24 giờ;
– Đối với khoa, khu vực đặc biệt gồm: khoa hồi sức cấp cứu, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa hồi sức sơ sinh, khoa điều trị tích cực, khoa cấp cứu, khoa chống độc; chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, hạng II; khu vực chăm sóc bệnh nhân tâm thần cấp tính ở bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tâm thần thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào điều kiện thực tế để bố trí người lao động làm việc theo ca như sau:
– Ngày làm việc gồm 03 ca, mỗi ca làm việc 08 giờ;
– Ngày làm việc gồm 02 ca: một ca làm việc 08 giờ theo giờ hành chính và một ca làm việc 16 giờ hoặc mỗi ca làm việc 12 giờ.
Định mức nhân lực trong phiên trực
– Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh thì định mức nhân lực tiêu chuẩn cho 01 phiên trực gồm: trực lãnh đạo, trực lâm sàng, trực cận lâm sàng và trực hậu cần được quy định như sau:
+ Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I: 14 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch;
+ Bệnh viện hạng II và hạng III: 13 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch;
+ Bệnh viện hạng IV, bệnh viện chưa được xếp hạng: 12 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch (tính chung cho cả số giường bệnh của các phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh trực thuộc). Riêng bệnh viện có quy mô dưới 70 giường bệnh được bố trí 10 người/phiên trực; bệnh viện có quy mô từ 70 giường bệnh đến dưới 100 giường bệnh được bố trí 11 người/phiên trực.
Thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh căn cứ vào dự toán ngân sách được giao và các nguồn thu sự nghiệp, vào tình hình thực tế về công suất sử dụng giường bệnh để quyết định số nhân lực trong phiên trực cho phù hợp. Trường hợp quá tải, đơn vị được quyết định số nhân lực trực cao hơn nhưng tối đa cũng không được vượt quá tỷ lệ quá tải của đơn vị.
– Đối với trạm y tế xã có thể bố trí từ 1 người đến 2 người/phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
– Đối với các bệnh xá quân dân y thực hiện định mức nhân lực trong phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế;
– Đối với cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật thực hiện định mức nhân lực trong phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế;
Chế độ đối với người lao động tham gia thường trực
Cách tính hưởng phụ cấp thường trực tại bệnh viện
Theo Điểm a Khoản 3 Điều 2 Quyết định, phụ cấp đối với người lao động tham gia thường trực như sau:
– Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:
+ 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.
+ 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II.
+ 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.
+ 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.
– Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;
– Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.
Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
Chế độ khác
– Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;
– Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:
+ Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;
+ Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Cách tính hưởng phụ cấp thường trực tại bệnh viện“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang gặp khó khăn và muốn tìm cách khôi phụ mã số thuế doanh nghiệp bị khóa do không hoạt động tại trụ sở hoặc muốn sử dụng các dịch vụ pháp lý của chúng tôi như xác nhận tình trạng độc thân, thành lập công ty hay thông báo mẫu hóa đơn điện tử,…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Quy định về phụ cấp công vụ ai được hưởng?
- Ai được hưởng phụ cấp thâm niên?
- Chế độ phụ cấp cộng tác viên dân số năm 2022 như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2014/TTLT-BYT-BNV-BTC-BLĐTBXH, mức phụ cấp ngày thường đối với cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật
– Mức phụ cấp thường trực tại các khu vực thông thường:
+90.000 đồng/người/phiên trực đối với cơ sở được xếp hạng I;
+ 65.000đồng/người/phiên trực đối với cơ sở được xếp hạng II và hạng III.
– Mức phụ cấp thường trực tại khu vực điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ hoặc khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm bằng 1,5 lần mức phụ cấp ở quy định trên.
Theo quy định thì thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức thường trực đói với ngày bình thường. Trong đó:
– Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:
+ 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.
+ 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II.
+ 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.
+ 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.
Do đó tùy thuộc vào hạng bệnh viện mà bác sĩ sẽ được nhận các phụ cấp thường trực tương ứng là 207.000 đồng; 162.000 đồng; 117.000 đồng; 45.000 đồng.
Hiện nay ở Việt Nam có 5 bệnh viện hạng đặc biệt bao gồm:
– Bệnh viện Bạch Mai,
– Bệnh viện Trung ương Bệnh viện Quân đội 108,
– Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội),
– Bệnh viện Trung ương Huế
– Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM)