Quân đội nhân dân Việt Nam được tạo thành với 2 bộ phận chủ lực là quân nhân chuyên nghiệp và dân quân tự vệ. Dân quân tự vệ là lực lượng bảo vệ trị an tại địa phương được đào tạo thành các đợt và không phải tham gia sinh hoạt thường xuyên trong quân đội. Quân nhân chuyên nghiệp là lực lượng vũ trang tinh nhuệ, trực tiếp tham gia vào quá trình bảo vệ và gìn giữ tổ quốc. Đây là nhóm đối tượng được sự quan tâm lớn của Đảng và nhà nước đặc biệt là về mặt sức khoẻ. Vậy cách tính bảo hiểm quân nhân chuyên nghiệp như thế nào? Bài viết hôm nay Luật sư 247 sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Quân nhân chuyên nghiệp có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Quân nhân chuyên nghiệp là quân nhân có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kị thuật phục vụ lâu dài trong quân đội.
Hạ sĩ quan và binh sĩ hết hạn phục vụ tại ngũ hoặc đang ở ngạch dự bị, có trình độ chuyên môn, kĩ thuật nếu tự nguyện thì có thể được nhận làm quân nhân chuyên nghiệp. Quân nhân chuyên nghiệp có thể phục vụ tại ngũ từng thời hạn hoặc dài hạn cho đến 50 tuổi.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015, có quy định quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp. Trong đó, quân nhân chuyên nghiệp bao gồm:
– Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
– Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015. (Theo khoản 3, 4 Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015)
Căn cứ vào Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 33/2016/NĐ-CP người lao động thuộc diện hưởng lương tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
– Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là người làm công tác cơ yếu).
– Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên công an nhân dân đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
– Học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
Như vậy, từ những phân tích trên quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân nên thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Cách tính bảo hiểm quân nhân chuyên nghiệp
Nếu người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Hằng tháng, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an có trách nhiệm chuyển toàn bộ số thu nêu trên vào quỹ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất quản lý.
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 33/2016/NĐ-CP quân nhân chuyên nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện cả 05 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Căn cứ vào Điều 14 có quy định mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an như sau:
– Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên tổng quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động gồm:
+ Đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
+ Đóng 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Đóng 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Mời bạn xem thêm
- Đóng bảo hiểm xã hội 9 tháng có rút được không?
- Thời gian làm việc của cán bộ không chuyên trách cấp xã là bao lâu?
- Đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản như thế nào?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luatsu247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Cách tính bảo hiểm quân nhân chuyên nghiệp“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về quyền thừa kế đất đai không di chúc. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Luật bảo hiểm xã hội 2014 Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu.
– Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
– Thực hiện công tác thống kê, thông tin, tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách và pháp luật về bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
– Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
– Quản lý về thu, chi bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
– Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền.
Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 33/2016/NĐ-CP có quy định tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
– Người lao động này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo cấp bậc quân hàm, ngạch, bậc, và các Khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương cơ sở do Chính phủ quy định ở từng giai đoạn.
– Trường hợp người lao động quy định được cấp có thẩm quyền cử biệt phái sang làm việc tại các cơ quan, tổ chức ngoài Quân đội, công an, cơ yếu hoặc được cử sang làm việc tại các doanh nghiệp, liên doanh của Quân đội, công an, cơ yếu mà vẫn do cơ quan đơn vị cũ quản lý thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
– Trường hợp người lao động đang giữ chức vụ lãnh đạo ở một cơ quan, đơn vị trong Quân đội, công an, cơ yếu; đồng thời, được bầu cử, bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo ở cơ quan, đơn vị khác (cả trong và ngoài Quân đội, công an, cơ yếu) thì được hưởng chế độ phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định của pháp luật về tiền lương. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 33/2016/NĐ-CP, các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
“Điều 3. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này được thực hiện cả 05 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này được thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này được thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất.”
Đối chiếu với quy định trên, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện cả 05 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.