Cách kiểm tra pháp lý nhà đất theo quy định hiện hành năm 2022

30/09/2022
Cách kiểm tra pháp lý nhà đất theo quy định hiện hành năm 2022
467
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Kiên Hoàng, tôi đang dự tính sẽ mua một mảnh đất ở ngoại ô TP Hồ Chí Minh để xây nhà. Trước đó tôi được một người bạn giới thiệu cho mảnh đất này thay vì qua các dịch vụ môi giới uy tín, chính vì vậy tôi không yên tâm về tính hợp pháp của mảnh đất này, liệu mảnh đất này có bị vướng mắc gì liên quan tới các thủ tục pháp lý. Luật sư có thể giải đáp giúp tôi thắc mắc về cách kiểm tra pháp lý nhà đất theo quy định hiện hành không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Cách kiểm tra pháp lý nhà đất theo quy định hiện hành năm 2022” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Pháp lý nhà đất nghĩa là gì?

Pháp lý được hiểu như là những nguyên lý, lý luận về luật pháp. Là cách tiếp cận luật pháp dựa trên cơ sở nghiên cứu. Từ đó lập nên được các phương pháp luận cũng như hệ thống cơ sở lý luận, pháp luật thực tiễn.

Pháp lý thể hiện được bản chất, nội dung và các quy luật, pháp luật trong đời sống. Dễ thấy nghiên cứu vấn đề này cũng được xem như là nghiên cứu về thực tiễn của các hoạt động quản lý hay áp dụng luật pháp.

Do đó pháp lý nhà đất chính chính là những nguyên lý và lý luận có liên quan đến các quy định của luật pháp về bất động sản.

Hồ sơ pháp lý nhà đất gồm những gì?

Bộ hồ sơ về pháp lý nhà đất bao gồm:

– Sổ hộ khẩu bản gốc kèm chứng minh thư hoặc căn cước công dân (trong trường hợp bạn là người nước ngoài thì cần hộ chiếu thay thế cho chứng minh nhân dân);

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của bạn nếu đang độc thân hoặc giấy chứng nhận kết hôn (bản gốc) khi bạn đã có gia đình;

– Giấy chứng nhận về quyền sử dụng nhà đất bản gốc, hay còn được gọi là sổ đỏ, sổ hồng;

– Giấy xác nhận nếu đã kết hôn nhưng thuộc về tài sản của riêng.

Cách kiểm tra pháp lý nhà đất theo quy định hiện hành năm 2022

Cách kiểm tra pháp lý nhà đất theo quy định hiện hành

Việc kiểm tra tính pháp lý nhà đất sẽ giúp chúng ta tránh phải mua đất tranh chấp hoặc nằm trong diện quy hoạch, hay đã bị đem thế chấp để vay tiền. Dưới đây là các cách kiểm tra pháp lý nhà đất một cách chi tiết nhất:

Thứ nhất, kiểm tra sổ đỏ và các loại giấy tờ bản chính 

Trước khi mua bán nhà đất, bạn nên kiểm tra sổ đỏ, sổ hồng và giấy tờ gốc của bên bán như chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân, giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu của bên bán là thật hay giả. Hiện nay, có nhiều thủ đoạn tinh vi làm giả được giấy tờ, vì vậy bạn nên nhờ công chứng viên kiểm tra để có thể yên tâm phần nào.

Sổ đỏ: Sổ đỏ (giấy này có màu đỏ, màu hồng hoặc màu trắng và tên gọi trên giấy có thể khác nhau như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; tùy từng giai đoạn lịch sử còn có các tên khác như: bằng khoán điền thổ, giấy phép mua bán,…). Đây là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của người bán/người chuyển nhượng.

Tờ khai lệ phí trước bạ: Tờ khai lệ phí trước bạ hoặc Thông báo nộp lệ phí trước bạ. Đây là giấy tờ chứng minh người bán/người chuyển nhượng đã nộp đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.

CMND/CCCD: CMND/CCCD của người bán/người chuyển nhượng. Mục đích để chứng minh người bán/người chuyển nhượng đúng là người đứng tên trên Sổ đỏ.

Giấy chứng nhận kết hôn hoặc độc thân: Giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ, văn bản xác nhận tài sản riêng (nếu đã kết hôn)  hoặc Giấy chứng nhận độc thân (nếu chưa kết hôn) của người bán/người chuyển nhượng. Đây là giấy tờ liên quan đến tài sản chung/riêng của người bán/người chuyển nhượng.

Thứ hai, tìm hiểu thông tin về đất quy hoạch

Bạn cần tìm hiểu nhà đất định mua có thuộc diện đất quy hoạch hoặc dự án nào hay không. Vì người bán có thể không cung cấp đầy đủ thông tin một cách trung thực về tình trạng pháp lý nhà đất cho bạn. Nếu như người mua không có các thông tin đầy đủ thì có thể xảy ra trường hợp việc bạn đã ký hợp đồng công chứng, trả tiền xong nhưng đến lúc sang tên sổ đỏ thì mới phát hiện không thể sang tên được.

Bạn lưu ý rằng, nếu nhà đất đã có sổ đỏ thì thông tin quy hoạch sẽ thường được ghi trực tiếp tại mục ghi chú trong sổ. Ngoài ra, bạn có thể tự tra cứu ở văn phòng công chứng hoặc từ những hàng xóm xung quanh để biết thêm thông tin quy hoạch.

Thứ ba, kiểm tra thông tin về tranh chấp

Bất động sản nói chung và nhà đất nói riêng có thể sẽ bị dừng các giao dịch mua bán, tặng cho, chuyển nhượng hoặc thế chấp… nếu có vấn đề tranh chấp.

Vấn đề tranh chấp nhà đất hiện nay khá phức tạp. Ví dụ như tranh chấp lối đi, đường thoát nước, hàng rào. Những tranh chấp tưởng này chừng rất nhỏ nhưng cũng có thể khiến cho các ngôi nhà hàng xóm xung quanh gây khó dễ hoặc ngăn cản không cho bạn xây nhà. 

Đặc biệt, khi bạn đang tiến hành làm thủ tục mua bán nhà đất và sang tên sổ đỏ tại cơ quan nhà nước mà có người dân nộp đơn khiếu nại về tranh chấp thì thủ tục sang tên sổ đỏ cho bạn có thể bị ngăn chặn, thậm chí bị tạm dừng để giải quyết tranh chấp. Vì vậy, trước khi mua nhà, bạn nên hỏi thông tin từ những người hàng xóm và UBND phường, xã nơi có nhà đất bạn định mua để có thông tin về tranh chấp.

Thứ ba, kiểm tra thông tin vay nợ, thế chấp

Để chắc chắn về tình trạng pháp lý nhà đất thì bạn có thể kiểm tra sổ đỏ nằm ở bìa 3 hoặc bìa 4. Nếu nhà đất bạn dự định mua đã được thế chấp ở ngân hàng thì thông tin sẽ được ghi ở đây. Nếu người bán muốn che giấu thông tin về thế chấp bằng cách gỡ tờ đó ra thì bạn sẽ thấy được một phần dấu giáp lai.

Ngoài ra, để đảm bảo tính pháp lý nhà đất thì bạn nên yêu cầu được kiểm tra sổ đỏ bản gốc trong giai đoạn trước khi đặt cọc. Vì nếu cho vay thế chấp thì thường bên cho vay sẽ giữ sổ đỏ gốc.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Cách kiểm tra pháp lý nhà đất theo quy định hiện hành năm 2022”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi câu hỏi về thủ tục pháp lý có liên quan hay các thắc mắc chưa có giải đáp như: phí gia hạn thời gian sử dụng đất, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện về pháp lý nhà đất cần đáp ứng để bất động sản được đưa vào giao dịch?

Luật Nhà Ở Việt Nam có quy định rõ ràng tại Điều 91 và 93 về điều kiện để bất động sản được phép giao dịch mua bán, thừa kế, tặng cho, thế chấp, cho thuê mượn, ủy quyền quản lý,…
Có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng,…) theo quy định.
Đang không vướng vào những tranh chấp về quyền sở hữu.
Đất nhà không bị cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền liệt kê vào danh sáng để chấp hành quy định hành chính hay thi hành án. 
Đất theo pháp luật vẫn còn thời hạn sử dụng được cho phép.

Các giấy tờ pháp lý nhà đất cần có khi thực hiện giao dịch?

Các vấn đề pháp lý nếu không được xem xét kỹ lưỡng có thể gây nên rủi ro về sau. Các quy định về vấn đề này cũng thường xuyên được thay đổi. Điều này nhằm nâng cao, thắt chặt quyền quản lý cũng như đảm bảo quyền lợi giữa các bên.
Để đảm bảo giao dịch bất động sản, các giấy tờ cần đảm bảo đầy đủ là:
Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và các tài sản gắn liền với đất (sổ đổ)
CMND/hộ chiếu và hộ khẩu của hai bên tham gia giao dịch (CMND hoặc căn cước công dân với người Việt, hộ chiếu đối với người nước ngoài). Các giấy tờ này phải còn hiệu lực. Trong đó hộ chiếu không quá 10 năm và CMND không quá 15 năm kể từ ngày cấp.
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: giấy chứng nhận độc thân với người độc thân. Hoặc giấy đăng ký kết hôn với người đã kết hôn. Nếu không cần có bản thỏa thuận rõ ràng giữa vợ và chồng về việc phân chia tài sản.
Giấy thông báo lệ phí trước bạ đối với nhà đất giao dịch.
Người bán/cho tặng/cho thuê,… phải là chủ sở hữu của nhà đất giao dịch. Nếu trong trường hợp người tham gia giao dịch được ủy quyền bởi chủ sở hữu thì phải có giấy ủy quyền công chứng, CMND/hộ chiếu và hộ khẩu của người được ủy quyền.
Các loại giấy tờ pháp lý nhà đất cần thiết đều phải được chứng thực theo các quy định rõ ràng của Luật Đất Đai 2013 tại Khoản 3 Điều 167.

Thủ tục pháp lý nhà đất khi tiến hành mua bán, chuyển nhượng như thế nào?

Việc chuyển nhượng, mua bán nhà đất cần thực hiện theo đúng thủ tục. Điều này nhằm đảm bảo các giao dịch nhà đất hợp lệ và tránh những rủi ro về sau
Bước 1: Kiểm tra tính pháp lý và thực trạng của nhà đất giao dịch
Tính pháp lý của nhà đất rất quan trọng. Điều này nhằm đảm bảo sự an toàn và quyền lợi giữa 2 bên.
Để xác thực bạn cần kiểm tra những loại giấy tờ cần thiết như đã liệt kê tại bước 1. Ngoài ra, bạn có thể đến UBND xã/phường nơi có đất để kiểm tra thông tin hoặc tham khảo từ cư dân xung quanh.
Chất lượng bất động sản cũng cần phải được đảm bảo theo đúng cam kết. Cần tiến hành khảo sát thực địa về chất lượng công trình, không gian xung quanh, cơ sở hạ tầng,….

Bước 2: Lập hợp đồng mua bán/chuyển nhượng nhà đất
Khi hai bên quyết định đi đến bước giao dịch, cần đem đầy đủ giấy tờ cần thiết tại bước 1 để thành lập và công chứng hợp đồng.
Đồng thời, phải thực hiện nộp hồ sơ kê khai. Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Tiến hành đăng bộ sổ mới
Sau khi đã ký hợp đồng và đóng thuế đầy đủ, người mua/nhận chuyển nhượng cần đem toàn bộ hợp đồng và hồ sơ, biên lai liên quan đến UBND quận/huyện.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.