Cách gộp sổ BHXH trên VssID như thế nào?

26/07/2022
Cách gộp sổ BHXH trên VssID như thế nào?
642
Views

VssID là ứng dụng của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nhằm tối ưu hóa quá trình tham gia bảo hiểm của người dân. VssID giúp bạn có thể tra cứu thông tin bảo hiểm, đăng ký cấp bảo hiểm, kiểm tra lịch sử khám chữa bệnh, đặt câu hỏi thắc mắc và được giả đáp ngay trên điện thoại. 

Với ứng dụng VssID, người dân có thể tra cứu các thông tin như mã số BHXH, cơ quan BHXH, cơ sở khám chữa bệnh BHYT một cách dễ dàng hơn rất nhiều so với các cách tra cứu trước đây. Ngoài ra, người dùng có thể đăng nhập tài khoản BHXH để tra cứu các thông tin chi tiết hơn về BHXH-BHYT của mình.

Cùng Luật sư 247 tìm hiểu về cách gộp sổ BHXH trên VssID qua bài viết dưới đây.

Các trường hợp gộp sổ bảo hiểm xã hội

Trường hợp 1: Gộp sổ BHXH trong trường hợp một người có từ 2 sổ trở lên

Thủ tục này áp dụng đối với NLĐ có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng thời gian hoặc có thời gian đóng ở nhiều giai đoạn khác nhau.

**Hồ sơ (01 bộ) bao gồm:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

– Tất cả các sổ BHXH của NLĐ.

**Trình tự thực hiện gộp sổ BHXH

– Bước 1. Lập, nộp hồ sơ gửi cơ quan BHXH thông qua người sử dụng lao động: NLĐ lập Tờ khai TK1-TS.

– Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ.

– Bước 3. NLĐ nhận kết quả đã giải quyết.

**Cách thức thực hiện gộp sổ BHXH

Bước 1. Nộp hồ sơ: Đơn vị SDLĐ lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:

– Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia;

– Qua Bưu chính;

– Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

Bước 2. Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.

**Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

**Kết quả giải quyết:

– Sổ BHXH;

– Quyết định hoàn trả mẫu C16-TS (nếu có), tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHXH, BHTN do cơ quan BHXH đã giải quyết theo các hình thức đăng ký (nhận tại cơ quan BHXH, tại đơn vị hoặc thông qua tài khoản ngân hàng, hệ thống tiện ích thông minh).

Trường hợp 2: Gộp sổ BHXH trong trường hợp một người có từ 2 sổ trở lên do cá nhân trực tiếp nộp HS

Thủ tục này áp dụng với NLĐ có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng thời gian hoặc có thời gian đóng ở nhiều giai đoạn khác nhau.

**Hồ sơ (01 bộ) gồm:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

– Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có).

**Trình tự thực hiện gộp sổ BHXH:

Bước 1. Lập, nộp hồ sơ gửi cơ quan BHXH: NLĐ lập Tờ khai TK1-TS.

Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3. NLĐ nhận kết quả đã giải quyết.

**Cách thức thực hiện gộp sổ BHXH:

Bước 1. NLĐ lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:

Qua giao dịch điện tử: NLĐ đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua bưu chính.

– Qua Bưu chính;

– Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH nơi quản lý hoặc nơi cư trú hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

Bước 2. Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.

**Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

**Kết quả giải quyết:

– Sổ BHXH;

– Quyết định hoàn trả mẫu C16-TS (nếu có), tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHXH, BHTN do cơ quan BHXH đã giải quyết theo các hình thức đăng ký (nhận tại cơ quan BHXH, tại đơn vị hoặc thông qua tài khoản ngân hàng, hệ thống tiện ích thông minh).

Cách gộp sổ BHXH trên VssID như thế nào?
Cách gộp sổ BHXH trên VssID như thế nào?

Cách gộp sổ BHXH trên VssID

Trước đây, người dân gặp khá nhiều khó khăn trong việc theo dõi quá trình tham gia BHXH thì nay, với ứng dụng VssID, người dùng có thể dễ dàng theo dõi quá trình tham gia, lịch sử thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH-BHYT.

Người dùng giờ đây đã có thể quản lý các thông tin về thẻ BHXH-BHYT cũng như các thông tin chi tiết ngay trên ứng dụng VssID với tính năng đăng nhập bằng vân tay hoặc khuôn mặt cực kỳ bảo mật và thuận tiện.

Người dân có thể nhờ hỗ trợ các vấn đề thông qua đường dây nóng tổng đài hoạt động 24/7 ngay trên ứng dụng. Ngoài ra, ứng dụng còn hỗ trợ chatbot giúp trả lời tin nhắn hỗ trợ cho người dân. Đặc biệt, người dân có thể gửi phản ánh kiến nghị về các vấn đề khác nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

Ứng dụng VssID còn là một kênh truyền thông trực tiếp đến người sử dụng, cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về chính sách BHXH, BHYT, BHTN để người sử dụng thấy được giá trị nhân văn của các chính sách an sinh của Đảng và Nhà nước.

Thủ tục gộp sổ BHXH

Hiện nay triên ứng dụng VssID chưa áp dụng thủ tục gộp sổ BHXH. Vì vậy, để gộp sổ BHXH, cần thực hiện theo các bước sau:

Tại khoản 1 Điều 27, văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam hướng dẫn thủ tục hồ sơ gộp sổ như sau:

* Thành phần hồ sơ:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)

– Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có)

Tại Điểm c, khoản 1, Điều 31 văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam hướng dẫn về nộp hồ sơ:

– Người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH.

– Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Kiểm tra thông tin cá nhân trên sổ BHXH

Kiểm tra thông tin các nhân của người tham gia (họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch) trên 2 sổ BHXH, xảy ra 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Thông tin cá nhân người lao động trùng khớp => Thực hiện kiểm tra tiếp quá trình đóng BHXH

Trường hợp 2: Thông tin cá nhân người tham gia khác nhau => Làm hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân để thông tin trên 2 sổ BHXH trùng khớp.

Hồ sơ điều chỉnh bao gồm:

– Mẫu TK1-TS (Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế): Đơn vị ghi rõ yêu cầu gộp sổ BHXH vào mục số (14) nội dung thay đổi, yêu cầu.

– Sổ BHXH sai thông tin

– Các giấy tờ (CMTND/giấy khai sinh/ trích lục khai sinh/…)

– Mẫu D01-TS (Bảng kê thông tin) (nếu có): Đơn vị kê khai các giấy tờ làm căn cứ gộp sổ BHXH và điều chỉnh thông tin.

=> Nộp hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân sai cho cơ quan BHXH nơi cấp sổ BHXH sai thông tin

Lưu ý: Trường hợp số CMTND/Thẻ căn cước trên 2 sổ BHXH khác nhau, đơn vị không cần làm hồ sơ điều chỉnh

Bước 2: Kiểm tra nột dung ghi nhận sổ BHXH

Qúa trình đóng BHXH trên sổ BHXH sẽ xảy ra các trường hợp ghi nhận thiếu quá trình tham gia, sai chức danh

Trường hợp 1: Nội dung ghi nhận trên sổ BHXH đầy đủ, chính xác.

Trường hợp 2: Nội sung trên sổ ghi nhận thiếu quá trình đóng/sai thông tin chức danh/mức lương,….=> Làm hồ sơ điều chỉnh nội dung ghi trên sổ BHXH

Hồ sơ bao gồm:

– Sổ BHXH

– Công văn do đơn vị xác nhận điều chỉnh sai chức danh/mức lương/ …. (nếu có)

– Mẫu D02-TS (nếu có)

=> Nộp lên cơ quan BHXH nơi cấp sổ BHXH sai cho NLĐ để điều chính lại thông tin chính xác trước khi làm hồ sơ gộp sổ BHXH

Bước 3: Thủ tục gộp sổ BHXH

Sau khi thực hiện kiểm tra thông tin ghi nhân trên sổ BHXH thông tin đầy đủ chính xác, tiếp theo làm hồ sơ gộp sổ BHXH gồm:

– Mẫu TK1-TS (Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế): Đơn vị ghi rõ yêu cầu gộp sổ BHXH vào mục số (14) nội dung thay đổi, yêu cầu.

– 2 sổ BHXH

– Mẫu D01-TS (Bảng kê thông tin) (nếu có): Đơn vị kê khai các giấy tờ làm căn cứ gộp sổ BHXH và điều chỉnh thông tin.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cách gộp sổ BHXH trên VssID như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về: Giấy phép sàn thương mại điện tử, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, hồ sơ đăng ký lại khai sinh, công văn xác minh đăng ký lại khai sinh…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn giải quyết thủ tục gộp sổ BHXH

NLĐ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gộp sổ BHXH, NLĐ có thể nộp tại đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH quản lý. Sau khi tiếp nhận thủ tục gộp sổ BXH của NLĐ, Cơ quan BHXH xã hội phải giải quyết trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần xác minh quá trình đóng BHXH tại các tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị thì thời hạn sẽ được kéo dài hơn, những cũng không quá 45 ngày.

Trường hợp nào được gộp sổ BHXH

Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.

Gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh thế nào?

Người lao động do thay đổi công việc hoặc làm việc tại 2 công ty ở 2 tỉnh thành khác nhau có thể xảy ra trường hợp sở hữu 2 sổ BHXH ở 2 tỉnh ở cả 2 tỉnh đó. Trong trường hợp này người lao động cần phải thực hiện gộp sổ BHXH theo đúng quy định. Cụ thể như sau:
Căn cứ quy định tại khoản b điều 27 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam, thủ tục gộp sổ BHXH ở 2 tỉnh khác nhau sẽ cần những giấy tờ sau:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có);

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.