Bản quyền thương hiệu là sự ghi nhận của Nhà nước về quyền sở hữu đối với thương hiệu sau khi làm các thủ tục đăng ký. Đăng ký bản quyền thương hiệu giúp chủ sở hữu được bảo vệ quyền lợi, được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký.
Cùng tìm hiểu cách đăng ký bản quyền thương hiệu của Luật Sư 247 qua bài viết dưới đây.
Đăng ký bản quyền thương hiệu là gì?
Đăng ký bản quyền thương hiệu là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ để xác lập quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với thương hiệu, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, chủ sở hữu sẽ được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
“Đăng ký bản quyền thương hiệu” hay gọi chính xác là “đăng ký nhãn hiệu”.
Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu
Bước 1: Thiết kế, lựa chọn thương hiệu cần đăng ký bản quyền thương hiệu
Khi thiết kế thương hiệu, khách hàng lưu ý không nên lựa chọn mẫu thương hiệu đơn giản, không có tính phân biệt cao hoặc là những cụm từ đơn giản, được sử dụng hàng ngày.
Bước 2: Tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu trước khi nộp đơn
Sau khi thiết kế xong và lựa chọn mẫu thương hiệu đăng ký, khách hàng sẽ tiến hành tra cứu chính thức cho thương hiệu cần đăng ký để đánh giá khả năng đăng ký của thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký để tránh trường hợp thương hiệu bị từ chối do tương tự hoặc trùng với thương hiệu của người khác đã đăng ký trước đó.
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu
Hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu sẽ được nộp tại cơ quan đăng ký, hồ sơ đăng ký đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết này, quý khách vui lòng tham khảo.
Bước 4: Nộp đơn và theo dõi đơn đăng ký bản quyền thương hiệu
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu, chủ sở hữu hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền sẽ tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền thương hiệu
Đơn đăng ký sau khi được nộp sẽ được thẩm định qua các giai đoạn trước khi được Cục sở hữu trị tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu). Trường hợp từ chối, cục SHTT sẽ thông báo rõ lý do từ chối.
Tra cứu đăng ký bản quyền thương hiệu
Việc tra cứu sẽ giúp kiểm tra xem thương hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký có bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với thương hiệu khác đã đăng ký hay chưa để đưa ra giải pháp hợp lý.
Trong trường hợp kết quả tra cứu là không khả quan cho khả năng đăng ký, việc này sẽ giúp chủ đơn tránh mất kinh phí để tiến hành đăng ký cũng như thời gian chờ đợi Cục Sở Hữu Trí Tuệ xét duyệt hồ sơ.
Cách tra cứu đăng ký bản quyền thương hiệu chi tiết
Có thể đăng ký bản quyền thương hiệu theo các cách sau:
Cách 1: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ tra cứu thương hiệu: http://iplib.ipvietnam.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Bước 2: Nhập thông tin thương hiệu cần tra cứu vào ô tìm kiếm.
Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình
Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ và thông tin về tên sản phẩm/dịch vụ.
Kết quả sẽ được trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem thương hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với thương hiệu của người khác hay không.
Tuy nhiên, việc tra cứu thương hiệu theo hình thức này chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác được từ 50% do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn.
Cách 2: Cách tra cứu nâng cao
Tra cứu bản quyền thương hiệu nâng cao được hiểu là việc tra cứu được thực hiện bởi chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Để tiến hành tra cứu nâng cao, khách hàng sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ làm việc với một chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Với cách tra cứu này, kết quả tra cứu có thể đánh giá được trên 90% khả năng được bảo hộ thương hiệu. Hình thức tra cứu này sẽ mất phí.
Chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu
Căn cứ theo hông tư 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ngày 14 tháng 11 năm 2016, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
- Lệ phí nộp đơn đăng ký bản quyền thương hiệu năm 2020 đối với mỗi Đơn đăng ký thông thường như sau:
(Đăng ký bảo hộ cho một Nhóm hàng hóa, dịch vụ gồm 06 sản phẩm hàng hóa, dịch vụ):
- Lệ phí nộp đơn: 150.000đ/đơn;
- Phí thẩm định nội dung: 550.000đ;
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định thương hiệu: 180.000đ;
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000đ;
- Lệ phí đăng bạ: 120.000đ
- Lệ phí công bố: 120.000đ;
Đối với Đơn đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu) gồm nhiều nhóm, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ:
- Phí thẩm định nội dung đơn đăng ký bản quyền thương hiệu:
- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ: 550.000đ;
- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ Phí tra cứu phục vụ thẩm định bản quyền thương hiệu:180.000 đồng;
- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ: 180.000đ;
- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 30.000đ.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000đ;
- Lệ phí đăng bạ: 120.000đ;
Lưu ý:
Trên đây là chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu cho một đơn với một nhóm ngành nghề. Trong các trường hợp cần thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên hay chuyển nhượng đơn, Chủ sở hữu phải nộp thêm lệ phí.
Trường hợp chủ đơn nộp đơn thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ sẽ trả thêm phí dịch vụ.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư 247
Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:
- Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ khiến thương hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
- Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
- Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.
Để tránh được những rủi ro không đáng có, hãy sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu của chúng tôi. Luật sư 247 với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cam kết sẽ đem lại sự hài lòng cho quý khách hàng
Lợi ích Luật Sư 247 mang lại cho khách hàng
1.Sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu của Luật sư 247; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
2. Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Mời bạn tham khảo bảng giá dịch vụ của chúng tôi
Mời bạn tham khảo bảng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu – nhãn hiệu của chúng tôi dưới đây nhé
Video Luật sư 247 giải đáp về đăng ký bảo hộ thương hiệu
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cách đăng ký bản quyền thương hiệu năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
– File mẫu thương hiệu (đuôi .JPEG, .PNG hoặc các định dạng hình ảnh khác để đọc được trên máy tính);
– Tờ khai đăng ký bản quyền thương hiệu theo mẫu của Cục sở hữu trí tuệ;
– Mẫu thương hiệu dự định đăng ký (05 mẫu);
– Giấy ủy quyền đăng ký (01 bản gốc) trong trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký.
– Địa chỉ đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hà Nội:
Phòng đăng ký – Cục sở hữu trí tuệ
Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 024 3858 3069
– Địa chỉ đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 17-19 Đường Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 028 3920 8485
– Địa chỉ đăng ký bản quyền thương hiệu tại thành phố Đà Nẵng
Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Đà Nẵng
Địa chỉ: Số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Khách hàng không có thời gian để theo dõi về tình trạng hồ sơ liên tục và kịp thời gửi các văn bản tới các cơ quan Nhà nước trong trường hợp cần thiết.