Cách cho vay tiền hợp pháp năm 2022

18/05/2022
Cách cho vay tiền hợp pháp năm 2022
884
Views


Chào Luật sư, Hiện tôi đang định mở một tiệm cầm đồ ở tại quê nhà; trong đó tôi định bên cạnh cầm đồ tôi sẽ cho vay tiền nữa. Tuy nhiên hoạt động vay tiền đôi khi gặp rất nhiều rủi ro và dính dáng đến pháp luật. Cho nên tôi luật sư có thể tư vấn cho tôi cách cho vay tiền hợp pháp năm 2022 được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong cuộc sống, sẽ có đôi lúc người thân; bạn bè kẹt tiền thì chúng ta sẽ cho mượn. Khi đóng vai là người cho vay đôi khi sẽ gặp rất nhiều rủi ro tìm ẩn và đôi khi dính dáng đến pháp luật. Việc cho vay tiền hợp pháp như thế nào không phải ai cũng biết.

Để có thể tìm hiểu về cách cho vay tiền hợp pháp năm 2022. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015.

Vay tiền là gì?

Vay tiền chính là hành vi bạn đang ký kết hợp đồng vay tài sản từ người khác.

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả; bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng; chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Các nơi mà bạn có thể vay tiền:

  • Người thân trong gia đình;
  • Bạn bè thân thích;
  • Cơ quan làm việc;
  • Vay tiền tại các nơi có tổ chức vay tiền như ngân hàng.
Cách cho vay tiền hợp pháp năm 2022
Cách cho vay tiền hợp pháp năm 2022

Cách cho vay tiền hợp pháp năm 2022

Pháp luật quy định giao dịch dân sự có thể được giao kết bằng lời nói; bằng văn bản; hoặc bằng hành vi cụ thể. Việc cho vay tiền giữa bạn; và người được cho vay là giao dịch dân sự được pháp luật công nhận.

Cho nên bạn có thể cho vay tiền hợp pháp bằng hình thức.

  • Bằng lời nói;
  • Bằng văn bản;
  • Bằng hành vi cụ thể.

Khi cho vay tiền; nhất là với số tiền lớn; để đảm bảo dễ dàng hơn cho việc đòi nợ; và góp phần tăng trách nhiệm trả nợ; khi cho vay người chủ cho vay; và người đi vay nên viết giấy xác nhận sự kiện vay nợ (hay còn gọi là Giấy cho vay); giấy xác nhận kia sẽ được xem như một Hợp đồng vay tiền; nhằm ràng buộc trách nhiệm của hai bên.

Các lưu ý khi về nội dung vay tiền:

  • Hợp đồng vay tiền cần có nội dung rõ ràng về thông tin người vay; người cho vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn trả; … và có đầy đủ chữ ký của hai bên.
  • Để Hợp đồng vay tiền có hiệu lực pháp lý; các bên phải đáp ứng các điều kiện như: Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp; Hoàn toàn tự nguyện thực hiện giao dịch cho vay; mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội; mãi suất cho vay không vượt quá 20%/năm. Nếu không đáp ứng được những điều kiện về nặng lực pháp luật dân sự; yếu tố tự nguyện; vi phạm điều cấm; trái pháp luật; lãi suất, … thì cho vay tiền của bạn không hợp pháp. Trong nhiều trường hợp còn cấu thành hành vi cho vay lãi nặng.

Khi người đi vay tiền không trả tiền theo đúng hẹn trong hợp đồng; bằng hợp đồng cho vay tài sản bạn được xem là đã có đủ bằng chứng chứng minh người vay tiền đã vi phạm nghĩa vụ phải trả đủ tiền khi đến hạn; khi đó bên người cho vay là bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết về vụ án kiện đòi tài sản; buộc bên đi vay phải có nghĩa vụ trả tiền vay cho mình theo quy định.

Cách tính lãi khi cho vay tiền hợp pháp

Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay; trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định; thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại thời điểm trả nợ.

Nếu hết thời hạn trả tiền mà vẫn chưa trả hết sẽ phát sinh lãi suất trả chậm. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định; nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại thời điểm trả nợ.

Cách đòi lại tiền cho vay hợp hợp pháp

Phương án 1: Bạn nên tìm gặp, nói chuyện để yêu cầu họ trả nợ đúng hạn; hoặc “cơ cấu nợ”, thậm chí cho vay thêm nhưng yêu cầu có tài sản thế chấp.

Ví dụ, A cho B vay tín chấp một tỷ đồng nhưng B thua lỗ, không thể trả; chỉ còn một căn nhà giá 2 tỷ đồng. A khi đó có thể cho vay thêm một tỷ đồng nếu B đồng ý thế chấp căn nhà này.

  • Ưu điểm “cùng thắng”; phía cho vay không sợ mất tiền còn người vay có thêm vốn để kinh doanh.
  • Nhược điểm, nó yêu cầu người vay phải có “tài sản sạch” bởi không hiếm trường hợp một căn nhà “liên quan nhiều bên”; gây phức tạp khi thu hồi. Do đó, cần thẩm định tài sản trước khi ký hợp đồng thế chấp.

Phương án 2: Nếu người vay có dấu hiệu trốn tránh;chủ nợ cần chuẩn bị hồ sơ tố cáo họ ra cơ quan điều tra về các hành vi như lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Ưu điểm của việc này ở chỗ đa số con nợ đều “sợ làm việc với cảnh sát”, họ có thể thu xếp trả tiền ngay khi nhận giấy triệu tập. Trường hợp con nợ thực sự chiếm đoạt tài sản, họ sẽ chịu mức án tù rất nặng so với các tội danh khác nên dù đòi được tiền hay không, người cho vay ít nhất có thể “giải tỏa tâm lý”.

Phương án ba: Việc kiện ra toà trong vụ án dân sự là phương án tiếp theo nên được áp dụng nếu người vay không có dấu hiệu phạm tội. Tòa án chắc chắn sẽ ban hành quyết định hoặc bản án buộc người vay trả cả tiền gốc và lãi.

Nhược điểm của kiện tụng là “rất mất thời gian”. Nếu tòa án không thể “hòa giải thành”, buộc người vay nhận trả nợ ngay từ đầu, các phiên sơ – phúc thẩm có thể kéo dài cả năm trời.

Sau khi có bản án hoặc quyết định của tòa, cơ quan thi hành án dân sự hoặc thừa phát lại cũng “mất thêm ít nhất cả năm” để tìm tài sản của bên vay, bán đấu giá… Chưa kể, người vay tiền nếu đã không thể trả thường “không còn tài sản gì đáng giá nên không thể thi hành án”.

Phương án thứ tư: Khi những cách trên không khả thi; các bên trong giao dịch vay nên ngồi lại với nhau để “khoanh nợ”. Bên cho vay có thể chốt số tiền cần được thanh toán và “chốt lại”, không lấy lãi nữa đồng thời cho người vay thêm thời gian để thu xếp.

Cách làm này “giữ được tình cảm” nếu hai bên quen biết nhau và giúp người vay ổn định tâm lý, tập trung làm ăn trả nợ. Thực tế, nhiều trường hợp người vay tiền do bị “thúc ép quá đáng” đã trốn tránh, bỏ cả công việc của mình dẫn tới mất hoàn toàn khả năng trả nợ. Việc này gây thiệt hại cho cả đôi bên.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cách cho vay tiền hợp pháp năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; mẫu hợp pháp hóa lãnh sự; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Vậy tin nhắn điện thoại và email trao đổi về việc cho vay có là bằng chứ xác nhận đã cho vay không?

Theo Điều 10 Luật Giao dịch Điện tử 2005 thì: “Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.”
Căn cứ theo luật quy định thì tin nhắn, email thỏa thuận việc cho vay tiền cũng đã là giao kết và có thể làm bằng chứng tại Tòa. Để có giá trị chứng minh tốt nhất khi giải quyết tranh chấp tại Tòa thì bên cho vay nên lập vi bằng để ghi nhận những nội dung tin nhắn trong điện thoại và email để làm chứng cứ tại Tòa.

Trong trường hợp bạn phát hiện người đi vay có tiền nhưng không trả thì phải làm thế nào?

Trong trường hợp bạn phát hiện người đi vay có tiền nhưng không trả thì bạn có thể tố cáo hành vi phạm tội của người đi về về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 4.000.000 đồng mà thoả các điều kiện luật định thì có thể bị xử phạt thấp nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; và cao nhất là phạt tù từ 12 – 20 năm.

Nghĩa vụ của bên cho vay tiền hợp pháp?

Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định về thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.