Các trường hợp phải thay đổi đăng ký thế chấp theo quy định mới 2022

13/06/2022
Các trường hợp phải thay đổi đăng ký thế chấp theo quy định mới 2022
1068
Views

Trong nhiều trường hợp pháp luật quy định bắt buộc đăng ký biện pháp thế chấp thì giao dịch mới có hiệu lực. Người dân thường nghĩ chỉ cần đăng ký là xong; tuy nhiên khi nội dung của biện pháp thế chấp đó có sự thay đổi thì họ bắt buộc phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký thế chấp. Vậy các trường hợp phải thay đổi đăng ký thế chấp là gì? về vấn đề này khách hàng đã đặt câu hỏi cho Luật sư X như sau:

Chào luật sư! Tôi có vay của anh C hàng xóm 500 triệu để đầu tư trang trại lợn và tôi đã thế chấp cho anh mảnh đất đang ở. Nay tôi sang tên 1 nửa mảnh đất cho con trai để lập gia đình nên muốn rút bớt tài sản đã thế chấp; anh C cũng đã đồng ý. Vậy luật sư cho biết là tôi có cần thay đổi đăng ký thế chấp không? Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây! Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thế chấp là gì?

Thế chấp là một trong chín biện pháp bảo đảm được quy định tại Điều 292 Bộ luật dân sự 2015. Trong đó; có thể hiểu biện pháp bảo đảm là loại trách nhiệm đặc biệt trong đó các bên có thể thỏa thuận phạm vi trách nhiệm; mức độ chịu trách nhiệm và cả hình thức, biện pháp áp dụng trách nhiệm; nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của một bên. Cụ thể các biện pháp bảo đảm bao gồm:

Theo Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“ Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

Cụ thể trong quan hệ vay tài sản; thế chấp tài sản bảo đảm nghĩa vụ trả nợ; có thể hiểu là việc bên vay đem tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo cho khoản vay vào không chuyển giao tài sản đó cho bên vay. Theo pháp luật Việt Nam; thế chấp tài sản không chỉ đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay mà là đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nói chung; mặc dù trên thực tế quy định này chủ yếu được áp dụng cho hợp đồng vay.

Các trường hợp phải đăng ký thế chấp

Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký; hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm. Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Từ những phân tích trên và định nghĩa về “thế chấp” ta có thể hiểu; đăng ký thế chấp là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để thế chấp; đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; các trường hợp phải đăng ký thế chấp theo quy định bao gồm:

  • Thế chấp quyền sử dụng đất
  • Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Thế chấp tàu biển

Như vậy; trong trường hợp trên việc đăng ký thế chấp là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực; còn trong những trường hợp khác như: thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; Thế chấp tài sản là động sản khác;… chủ thể hoàn toàn có thể đăng ký theo yêu cầu.

Các trường hợp phải thay đổi đăng ký thế chấp theo quy định mới 2022
Các trường hợp phải thay đổi đăng ký thế chấp theo quy định mới 2022

Các trường hợp phải thay đổi đăng ký thế chấp

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; trường hợp biện pháp bảo đảm có sự thay đổi về nội dung sau; thì cần thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký thế chấp:

  • Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm; bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận của bên bảo đảm; bên nhận bảo đảm; thay đổi tên hoặc thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do tổ chức lại doanh nghiệp;
  • Rút bớt tài sản bảo đảm;
  • Bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới;
  • Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành; trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất; kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã kê khai số khung khi đăng ký biện pháp bảo đảm.
    Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai) đã hình thành; thì thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện đồng thời với thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký;
  • Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm; mà trong hợp đồng bảo đảm ban đầu các bên không có thỏa thuận về việc cầm cố; thế chấp tài sản để bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai.

Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký thế chấp

Thay đổi nội dung đăng ký thế chấp tàu biển

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi (01 bản chính);
  • Hợp đồng sửa đổi; bổ sung hợp đồng thế chấp tàu biển hoặc hợp đồng sửa đổi; bổ sung hợp đồng mua bán tàu biển có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi; bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu biển hoặc văn bản chứng minh nội dung thay đổi; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
  • Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
  • Danh mục các hợp đồng thế chấp tàu biển đã đăng ký; hoặc danh mục hợp đồng mua bán tàu biển có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu; hoặc văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu biển đã đăng ký đối với trường hợp thay đổi tên của bên nhận bảo đảm; hoặc thay đổi bên nhận bảo đảm trong nhiều hợp đồng thế chấp tàu biển; hoặc hợp đồng mua bán tàu biển có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu biển đã đăng ký; (01 bản sao không có chứng thực);
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Thay đổi nội dung đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Quy định chung

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi (01 bản chính);
  • Hợp đồng sửa đổi; bổ sung hợp đồng thế chấp (trừ trường hợp đăng ký thay đổi đối với tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đã hình thành quy định tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định này); hoặc hợp đồng sửa đổi; bổ sung hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi; bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận của các bên; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực) hoặc văn bản khác chứng minh nội dung thay đổi; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu); trong trường hợp thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
  • Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm; mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Trường hợp khác

Trường hợp đã đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất; chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên khác với tên ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp; thì việc thực hiện đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký được thực hiện đồng thời với thủ tục chỉnh lý biến động đất đai; (thay đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận).

Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thay đổi tên của bên bảo đảm trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất hoặc tên của bên nhận bảo đảm trong trường hợp mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận và hồ sơ địa chính trước khi thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm. Trong trường hợp này; người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất trước khi thực hiện đăng ký thay đổi.

Có thể bạn cần biết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Các trường hợp phải thay đổi đăng ký thế chấp theo quy định mới 2022 “.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, xin giấy phép bay flycam; thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, xác nhận tình trạng hôn nhân, bảo hộ quyền tác giả,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thế chấp quyền sử dụng đất là gì?

Thế chấp quyền sử dụng đất là thỏa thuận giữa các bên, tuân theo các điều kiện, nội dung, hình thức, chuyển quyền sử dụng đất. Theo đó, bên sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình đi thế chấp để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Ý nghĩa của biện pháp bảo đảm?

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; sẽ nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ đúng và đầy đủ của các bên có nghĩa vụ. Mặt khác; các biện pháp này giúp cho bên có quyền luôn ở thế chủ động; trong việc bảo vệ lợi ích của mình trong các giao dịch đã ký kết. Trong trường hợp có sự tranh chấp; đối kháng về lợi ích giữa bên nhận bảo đảm với các chủ thể khác; thì các biện pháp bảo đảm sẽ là cơ sở vững chắc; để bảo vệ lợi ích của bên nhận bảo đảm. Từ đó các giao dịch dân sự; thương mại sẽ ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ; là động lực phát triển nền kinh tế đất nước.

Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền tài sản

Có 2 trường hợp thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền tài sản là:
– Khi có yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở; sang đăng ký thế chấp tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai;
– Khi có yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở; sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành; (đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.