Luật Doanh nghiệp 2020 đã tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các chủ thể, ghi nhận quyền tự do kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế xuất hiện nhiều lí do khác nhau mà Luật Doanh nghiệp 2020 đã có những quy định đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp, cũng như quy định về trường hợp nào không được quyền góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần vào công ty. bài viết sẽ cung cấp những thông tin về vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.
Những đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp
Theo Khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải mọi tổ chức và mọi cá nhân đều được pháp luật trao cho quyền này. Trong đó một số chủ thể, nếu họ có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến lợi ích xã hội và nhà nước. Vì vậy Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, pháp luật quy định những chủ thể sau đây sẽ không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
1.Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
Việc thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh vào một trong các mục đích sau đây:
- Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
- Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
- Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
2.Người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan nhà nước.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 không cho phép người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị:
- Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
- Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định tại Nghị định 59/2019/NĐ-CP.
3.Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân.
Đối với cá nhân, tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện và độc lập khi họ có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
Đối với tổ chức, một tổ chức có tư cách pháp nhân khi có đủ các điều kiện theo Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định. Việc quy định những tổ chức không có tư cách pháp nhân thì không được quyền thành lập doanh nghiệp là hợp lý.
Mời các bạn tham khảo thêm
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Một số câu hỏi thường gặp:
- Trường hợp nào không được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp?
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình
- Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.