Các trường hợp để trở thành chủ sở hữu của quyền tác giả?

20/11/2021
Các trường hợp để trở thành chủ sở hữu của quyền tác giả?
860
Views

Các trường hợp để trở thành chủ sở hữu của quyền tác giả?

Vụ tranh chấp giữa nhạc sĩ Giáng Son và BH Media gần đây đang là chủ đề được quan tâm. Cụ thể tranh chấp đó là về bản quyền của ca khúc “Giấc mơ trưa”. BH Media đã tự ý đăng tải lên trang Youtube. Đây là một trang mạng xã hội chia sẻ video mà không được sự đồng ý của tác giả. Vấn đề bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, lại vô cùng quan trọng để bảo vệ công sức sáng tạo của các tác giả. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ hiện nay. Việc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ hoặc chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp quá dễ dàng.

Các trường hợp để trở thành chủ sở hữu của quyền tác giả? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ ràng hơn về vấn đề này nhé!

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn:

Tác giả là ai?

Tác giả là người sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm. Họ có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ. 

Trong đó, tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

Chủ sở hữu quyền tác giả là ai?

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này. Cụ thể, chủ sở hữu quyền tác giả là những người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tác phẩm. Chủ sở hữu không nhất thiết phải là tác giả sáng tác ra tác phẩm đó.

Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả là một trong các nhóm quyền sở hữu trí tuệ. Chủ thể của quyền tác giả có thể là tác giả, hoặc chủ sở hữu tác phẩm đó. 

Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Các trường hợp để trở thành chủ sở hữu của quyền tác giả?

Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả

Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả

1. Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với tác phẩm đó.

2. Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với phần riêng biệt đó.

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế

Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này.

Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền

Tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền tác giả. Đó là một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này theo thoả thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền tác giả.

Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước 

1. Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:

a) Tác phẩm khuyết danh;

b) Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;

c) Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

2. Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước.

Tác phẩm thuộc về công chúng

1. Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật này thì thuộc về công chúng.

2. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả quy định tại Điều 19 của Luật này.

3. Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng.

Nếu không thuộc các trường hợp trên mà tự ý sử dụng là vi phạm quyền tác giả. Trừ trường hợp có sự chấp thuận của tác giả. Bởi quyền tác giả phải được bảo vệ theo quy định háp luật.

Mời các bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư X về câu hỏi trên. Hi vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi: Các trường hợp để trở thành chủ sở hữu của quyền tác giả?

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Có các loại tác phẩm nào?

Có tác phẩm phái sinh và tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố

Sao chép là gì?

Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Để lại một bình luận