Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng

26/01/2022
Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng
870
Views

Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng

Trong quan hệ hôn nhân và gia đình ngoài quan hệ về nhân thân; còn có quan hệ về tài sản. Tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung của cả vợ và chồng. Trên thực tế luôn xảy ra các vấn đề với khối tài sản chung này như chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; chia tài sản chung khi vợ chồng ly hôn. Luật sư X xin đưa ra một số ‘Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng’ sau đây;

Căn cứ pháp

Luật hôn nhân gia đình 2014

Cá trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng

Trong pháp luật về Hôn nhân và gia đình có quy định các trường hợp chia tài sản chung như sau:

Theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014; quy định về những tài sản được coi là tài sản chung của vợ chồng:

  • Tài sản do v;, chồng tạo ra; thu nhập do lao động; hoạt động sản xuất; kinh doanh; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung; hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ; chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng; được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ; chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

  1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ; chồng tạo ra; thu nhập do lao động; hoạt động sản xuất; kinh doanh; hoa lợi; lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
    Quyền sử dụng đất mà vợ; chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng; trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng; được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
  2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất; được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình; thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
  3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ; chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
  4. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:

Căn cứ Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

  1. Trong thời kỳ hôn nhân; vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung; trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
  2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
  3. Trong trường hợp vợ; chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”
  • Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:
  • Vợ chồng tự thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung;
  • Vợ chồng yêu cầu tòa giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng ( trong trường hợp vợ; chồng không thỏa thuận được).
  • Hình thức của thỏa thuận chia tài sản chung:

Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản. Văn bản này có thể được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

  • Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
  • Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực tính từ ngày lập văn bản.
  • Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luât.
  • Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân :
  • Tài sản chung đã chia trở thành tài sản riêng của vợ, chồng.
  • Từ thời điểm chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực; nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi; lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.
  • Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực; nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu thập do lao động; hoạt động sản xuất; kinh doanh của vợ, chồng hay hoa lợi; lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
  • Các trường hợp không được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Căn cứ Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình 2014; có quy định các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng bị vô hiệu:

  1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền; lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
  2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn:

Khi vợ chồng thực hiện việc ly hôn thì tất yếu sẽ phát sinh việc chia tài sản chung của vợ chồng.

  • Nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn; ( từ ngày 1/1/2016 việc chia tài sản chung tron khi ly hôn sẽ phải thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP; hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình)
  • Vợ chồng tự thỏa thuận về việc phân chia tài sản và được lập thành văn bản.
  • Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét; quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định; tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:
  • Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng; hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ; thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;
  • Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng; và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ; thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận; hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì chia tài sản đó theo quy định của luật Hôn nhân gia đình.
  • Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn; Tòa án phải xác định vợ; chồng có quyền; nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba; hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan.
  • Trường hợp vợ; chồng có quyền; nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng; có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết; thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng hoàn toàn chấm dứt. Tài sản chung của vợ chồng sau khi chia cho vợ, chồng sẽ trở thành tài sản riêng của mỗi người và chịu sự điều chỉnh bởi các quy định pháp luật về sở hữu riêng.

Chưa ly hôn có được bán tài sản chung hay không?

Theo quy định tại Điều 43 và Điều 26Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

“Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

  1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng; mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu; quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu; giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
  2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu; giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó; thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.”

“Điều 26. Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu; giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng

  1. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu; giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập; thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu; trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.”

Thủ tục; hồ sơ đăng ký cụ thể đối với trường hợp được quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 như sau:

“Điều 9. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất

  1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất; quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý nợ hợp đồng thế chấp; góp vốn; kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình; của vợ và chồng; của nhóm người sử dụng đất, bao gồm:

a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

c) Một trong các loại giấy tờ gồm: Biên bản hòa giải thành (trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi ranh giới thửa đất; thì có thêm quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền); hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp; khiếu nại; tố cáo về đất đai theo quy định của pháp luật; văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng thế chấp;

Góp vốn có nội dung thỏa thuận về xử lý tài sản thế chấp; góp vốn và văn bản bàn giao tài sản thế chấp; góp vốn theo thỏa thuận; quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân; quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành có nội dung xác định người có quyền sử dụng đất; quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; văn bản kết quả đấu giá quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất theo yêu cầu của người sử dụng đất; chủ sở hữu tài sản hoặc yêu cầu của Tòa án nhân dân;

Cơ quan thi hành án đã được thi hành; hợp đồng; hoặc văn bản thỏa thuận phân chia hoặc hợp nhất hoặc chuyển giao quyền sử dụng đất; quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của tổ chức trong trường hợp chia; tách; hợp nhất; sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty; hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất; quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung; nhóm chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất;”

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn đọc xem thêm

Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú thực hiện như thế nào ?

Có được ly hôn khi chưa trả hết nợ không?

Điều kiện ly hôn đơn phương như thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Đe doạ bằng bạo lực, ép vợ ra khỏi nhà bị phạt ra sao?

Theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Hành vi đe dọa bằng bạo lực ép vợ ra khỏi nhà có thể bị phạt đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình cũng có thể bị phạt đến 20 triệu đồng.

Cha mẹ bắt con nhịn ăn, mặc rách có bị phạt không?

Nghị định 144/2021/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Hành vi đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho; hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân bị phạt 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Chồng có được không cho vợ về quê ngoại ăn tết không?

Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng đối với hành vi cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà; ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân; bạn bè; hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp; lành mạnh nhằm mục đích cô lập; gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó…
Như vậy; chồng không cho vợ về quê ngoại ăn Tết có thể bị phạt đến 10 triệu đồng. Tuy nhiên, quy định trên sẽ chỉ áp dụng nếu việc cấm cản không cho vợ về quê ngoại gặp gỡ người thân; bạn bè nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý với vợ.

Đánh giá bài viết

Comments are closed.