Tranh chấp là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hiện nay của chúng ta. Với mỗi lĩnh vực trong đời sống thì sẽ có những dạng tranh chấp khác nhau, và theo đó thì việc giải quyết các tranh chấp này cũng sẽ được thực hiện theo phương thức khác nhau. Theo quy định của pháp luật nước ta hiện hành tì khi xảy ra tranh chấp, nhà nước khuyến khích các bên hòa giải với nhau trước khi áp dụng các biện pháp khác. Vậy thì hiện nay “Các tranh chấp nào không bắt buộc qua hòa giải” là những trường hợp nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay nhé.
Những trường hợp bắt buộc phải thông qua hòa giải khi giải quyết tranh chấp
Hòa giải trong tranh chấp lao động
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động của Bộ luật Lao động 2019 tiếp tục ghi nhận việc coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải.
Bộ luật Lao động 2019 quy định tranh chấp lao động bao gồm:
– Tranh chấp lao động cá nhân; và
– Tranh chấp lao động tập thể:
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền; và
- Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Trong đó, các loại tranh chấp sau đây bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải:
Tranh chấp lao động cá nhân
Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Tranh chấp lao động tập thể về quyền
Theo khoản 2 Điều 191 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Theo đó, tại khoản 2 Điều 195 Bộ luật Lao động 2019 quy định tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.
=> Tất cả các loại tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân; tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc lợi ích đều phải thông qua thủ tục hòa giải trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài hay Tòa án giải quyết. Điều này là để phù hợp với nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động của Bộ luật Lao động 2019.
Hòa giải trong tranh chấp đất đai
Theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Đối với những tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không tự hòa giải được thì sẽ gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Với việc quy định cụm từ “Nhà nước khuyến khích” thì vẫn chưa rõ thủ tục hòa giải có bắt buộc đối với mọi tranh chấp đất đai hay không. Về vấn đề này, tiếp tục căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về các trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật, được hướng dẫn chi tiết tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP như sau:
2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Hòa giải trong thủ tục ly hôn
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn có thể tiến hành hòa giải ít nhất 2 lần trước khi Tòa án giải quyết thủ tục ly hôn. Cụ thể:
– Hòa giải tại cơ sở:
Theo quy định tại Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Việc hòa giải tại cơ sở là cơ hội để các cặp vợ/chồng giải quyết mâu thuẩn được nhà nước khuyến khích chứ không bắt buộc.
– Hòa giải tại Tòa án:
Theo đó, tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Khác với thủ tục hòa giải tại cơ sở, hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc phải tiến hành trước khi giải quyết thủ tục ly hôn.
Các tranh chấp nào không bắt buộc qua hòa giải
Trong tranh chấp lao động
Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
– Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
– Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
– Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
– Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
– Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Tranh chấp đất đai
Với việc quy định cụm từ “Nhà nước khuyến khích” thì vẫn chưa rõ thủ tục hòa giải có bắt buộc đối với mọi tranh chấp đất đai hay không.
Theo tinh thần của Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, chỉ những tranh chấp đất đai về việc ai là người có quyền sử dụng đất mới bắt buộc thông qua thủ tục hòa giải, còn những tranh chấp khác như tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,…thì không bắt buộc phải hòa giải trước khi tiến hành khởi kiện.
Trong thủ tục ly hôn
Dù thủ tục hòa giải tại Tòa án là bắt buộc nhưng theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong 04 trường hợp sau Tòa án không thể tiến hành hòa giải được:
- Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt;
- Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng;
- Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;
- Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Như vậy, khi tiến hành giải quyết yêu cầu ly hôn, vợ/chồng sẽ được tạo điều kiện tiến hành hỏa giải ít nhất 2 lần: 1 lần tại cơ sở và 1 lần tại Tòa án. Có thể thấy, Nhà nước không khuyến khích ly hôn mà tạo điều kiện và cơ hội để các cặp vợ/chồng có yêu cầu ly hôn tiến hành hòa giải, tự giải quyết những mâu thuẫn với nhau trước khi giải quyết thủ tục ly hôn.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
Tranh chấp lao động
– Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
– Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
– Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
– Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
– Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.
Tranh chấp đất đai
– Đảm bảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thực hiện vai trò là người đại diện cho chủ sở hữu
Đây là nguyên tắc rất cơ bản trong hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai, đòi hỏi khi xem xét giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quan hệ pháp luật đất đai đều phải thực hiện trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn dân, bảo vệ quyền lợi cho người đại diện của chủ sở hữu, bảo vệ thành quả cách mạng về ruộng đất.
– Bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích việc tự hòa giải, thương lượng trong nội bộ quần chúng nhân dân.
Thực hiện nguyên tắc này, hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai đã thể hiện được tư tưởng đổi mới trong quá trình Nhà nước điều hành các quan hệ xã hội về đất đai. Xét cả mặt lý luận và thực tiễn, lợi ích bao giờ cũng là vấn đề cốt lõi trong hầu hết các quan hệ xã hội và đất đai là một trong những lợi ích quan trọng nhất của mọi tầng lớp.
– Việc giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích ổn định tình hình kinh tế – xã hội, gắn việc giải quyết tranh chấp đất đai với việc tổ chức lại sản xuất, tạo điều kiện cho lao động ở nông thôn có việc làm phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tranh chấp đất đai tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Các tranh chấp nào không bắt buộc qua hòa giải” hoặc các dịch vụ khác liên quan như tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc . Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Tranh chấp lao động tập thể bao gồm tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp tập thể về lợi ích.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 191, khoản 2 Điều 195 Bộ luật Lao động 2019 thì cả tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đều phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.
– Cơ quan quản lý nhà nước về lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức việc tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn của hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động trong giải quyết tranh chấp lao động.
– Khi có yêu cầu, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân là đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động có trách nhiệm chuyển yêu cầu đến hòa giải viên lao động đối với trường hợp bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải lao động, chuyển đến Hội đồng trọng tài trong trường hợp yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết hoặc hướng dẫn gửi đến Tòa án để giải quyết.