Thời gian qua, quan hệ lao động ở Việt Nam đã có những chuyển biến tích
cực, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, cải thiện điều kiện
làm việc, nâng cao đời sống, thu nhập của người lao động, giảm thiểu tranh chấp
lao động và đình công, cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp phát triển.
Trên thực tế, có nhiều điều kiện, tiêu chuẩn lao động khác nhau đồng nghĩa với việc phân loại các quan hệ lao động cũng khác nhau. Vậy các tiêu chí phân loại quan hệ là động là gì? Ý nghĩa của quan hệ lao động? Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247!
Hi vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật lao động năm 2019
Nội dung tư vấn
Lao động là gì?
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người.
+ Là yếu tố đầu tiên, cần thiết cho sự phát triển của một xã hội
+ Là yếu tố cơ bản quyết định trong quá trình sản xuất
+ Là yếu tố quyết định sự giàu có của một xã hội
+ Là yếu tố giúp con người trở nên hoàn thiện hơn
Quan hệ lao động là gì?
Căn cứ pháp lý tại khoản 5 Điều 3 Bộ luật năm 2019 quy định thì:
Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.
Các chủ thể trong quan hệ lao động
Quan hệ lao động do nhiều chủ thể tương tác với nhau, gồm:
+ Người lao động và tổ chức đại diện của người lao động
+ Người sử dụng lao động và tổ chức đại diện của người sử dụng lao động, cơ quan nhà nước.
Các cơ chế của quan hệ lao động
Các chủ thể quan hệ lao động tương tác thông qua cơ chế tham vấn, đối thoại, thương lượng tạo thành cơ chế vận hành của quan hệ lao động. Trong đó có cơ chế hai bên (người lao động, đại diện của người lao động với người sử dụng lao động; đại diện của người laod dộng với đại diện người sử dụng lao động) và cơ chế ba bên (Nhà nước – đại diện người sử dụng lao động – đại diện của người lao động)
- Cơ chế hai bên được hình thành trên cơ sở tương tác giữa NLĐ, tổ chức
đại diện của người lao động với người sử dụng lao động trong phạm vi doanh nghiệp hoặc giữa tổ chức đại diện của người lao động với tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trong phạm vi ngành thông qua cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của cả hai bên, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ. - Cơ chế ba bên được hình thành trên cơ sở tương tác giữa Chính phủ với tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động, trong đó Chính phủ có vai trò chính trong việc tham vấn ý kiến của các bên về những vấn đề liên quan đến việc xây dựng, ban hành các chính sách pháp luật về quan hệ lao động
Tiêu chí phân loại quan hệ lao động
Quan hệ lao động được phân loại theo các tiêu chí sau:
Theo chủ thể
- Quan hệ lao động cá nhân giữa các cá nhân người lao động với người sử dụng lao động và quan hệ lao động
tập thể giữa đại diện tập thể người lao động và người sử dụng lao động (quan hệ hai bên).
- Quan hệ giữa đại diện người lao động với đại diện người sử dụng lao động và với nhà nước (quan hệ ba bên).
Theo nội dung quan hệ lao động
Theo nội dung quan hệ lao động có quan hệ về việc làm, tiền lương, thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động và
trách nhiệm vật chất, quyền và nghĩa vụ của các bên, quan hệ trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động…
Theo cấp độ của quan hệ lao động
Có quan hệ lao động cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp ngành và cấp doanh nghiệp:
Trong phạm vi quốc gia là quan hệ giữa Chính phủ; tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương.
+ Ở cấp địa phương là quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước ở địa
phương với tổ chức đại diện của người lao động; tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở địa phương.
+ Ở cấp ngành và doanh nghiệp là quan hệ giữa tổ chức đại diện người lao động (công đoàn ngành và công đoàn cơ sở) với tổ chức đại diện người sử dụng lao động của ngành và người sử dụng lao động tại doanh nghiệp
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Các tiêu chí phân loại các quan hệ lao động“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Câu hỏi liên quan
Là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
– Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
– Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.
– Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
– Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.