Pháp luật về thừa kế là một ngành luật thuộc ngành Luật dân sự. Pháp luật Việt Nam đã có những quyu định chung về thừa kế gồm các nội dung như: quy định về người thừa kế; người để lại di sản; thời điểm, địa điểm mở thừa kế; di sản thừa kế và người quản lý di sản;…
Từ quy định của pháp luật đến thực tiễn, có thể thấy rằng thừa kế là một trong những chế định quan trọng. Đồng thời cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi trên thực tế hiện nay.
Khi tiến hành thực hiện phân chia di sản; thực hiện pháp luật thừa kế thì cần tìm hiểu những thông tin liên quan gì? Người để lại di sản thừa kế và những người được thừa kế có liên quan phải tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật thừa kế như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý
Pháp luật thừa kế
Khái niệm
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
- Thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác khi chết
- Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định
Đặc điểm
- Là một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan không phụ thuộc vào bất kì cá nhân nào trong xã hội
- Tồn tại song song với quyền sở hữu. Không có quyền sở hữu thì không có quyền thừa kế
- Là hệ quả tất yếu của quyền sở hữu. Chủ sở hữu có quyền sở hữu; định đoạt tài sản theo nhiều cách khác nhau; việc để lại tài sản cho người khác cũng là một cách
- Việc người thừa kế được thừa kế tài sản của người chết cũng là một căn cứ để làm phát sinh quyền đối với tài sản
- Phát sinh khi có một cá nhân chết đi mà không có tài sản thừa kế thì quan hệ thừa kế không phát sinh
Pháp luật quyền thừa kế
Góc độ dân sự
Về góc độ dân sự thì quyền thừa kế là quyền của người để lại di sản; và quyền của người được hưởng di sản đó.
Góc độ chế định
Góc độ là một chế định là trường hợp cac quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ thừa kế
Nguyên tắc của pháp luật thừa kế
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thừa kế là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật thừa kế. Qua đó góp phần phản ánh bản chất; cũng như đặc trưng cơ bản của pháp luật thừa kế ở nước ta.
Pháp luật nước ta quy định 04 nguyên tắc cơ bản về pháp luật thừa kế.
Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân
Căn cứ tại điều 631 Bộ luật dân sự năm 2015. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho mọi cá nhân đều có quyền lập di chúc để định đọat tài sản của mình
Cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Hơn nữa, cá nhân cũng có quyền từ chối di sản thừa kế. Bên cạnh đó, Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế. Cụ thể được thể hiện trong việc nhà nước đảm bảo cho mọi công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp của cải để dành; nhà ở, tư liệu sinh hoạt và tự liệu sản xuất;…
Tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân sẽ trở thành di sản thừa kế khi người đó chết; được nhà nước tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Mọi cá nhân đều bình đẳng về qyền thừa kế
Chế định về thừa kế đã xác định rõ ràng về nội dung này, cụ thể như sau:
- Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác; và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau.
- Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung.
Củng cố hạnh phúc gia đình
Nguyên tắc này không chỉ phản ánh chế độ chính trị nói chung mà còn nhằm đảm bảo sự bình đẳng của mọi công dân trong lĩnh vực về thừa kế. Từ đó tạo được sự đoàn kết tốt giữa các thành viên trong gia đình; góp phần xây dựng một gia đình ấm no và hạnh phúc.
Tôn trọng quyền tự do định đoạt của người có tài sản, người hưởng di sản
Nội dung của nguyên tắc này đã ghi nhận sự bảo hộ của pháp luật đối với quyền về thừa kế. Bên cạnh đó; nguyên tắc này còn thể hiện một cách đầy đủ nhất các quyền dân sự chủ quan của mỗi cá nhân trong việc định đoạt toàn bộ tài sản của mình.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Các nguyên tắc của pháp luật thừa kế”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833102102.
Mời bạn đọc tham khảo:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Câu hỏi liên quan
Việc bình đẳng về thừa kế của cá nhân được thể hiện ở việc các hàng thừa kế có các chủ thể có đặc điểm khác nhau nhưng vẫn đứng chung hàng thừa kế và được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau
Khoản 1 điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật như sau:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Việc quy định đó cho thấy pháp luật đã có sự bình đẳng trong việc nhận di sản thừa kế của vợ và chồng, theo đó vợ hoặc chồng sẽ được nhận di sản thừa kế nếu bên kia chết trước. Cha mẹ cũng được hưởng di sản bằng nhau và con cái không phân biệt con trai con gái, con đẻ con nuôi đều được nhận di sản bằng nhau.
Nếu một người chết để lại di chúc thì phải thực hiện việc dịch chuyển tài sản đến người có quyền được hưởng di sản thừa kế theo đúng ý chí của người lập di chúc. Việc hưởng di sản thừa kế theo pháp luật chỉ xảy ra nếu không có di chúc, di chúc không hợp pháp và các nguyên do khác phát sinh từ người thừa kế.