Pháp luật về thuế luôn là một lĩnh vực có tính chất phức tạp cao, dễ gây nhầm lẫn giữa các chế định về thuế khác nhau. Có thể nói, thuế là hiện tượng tất yếu, xuất hiện và tồn tại cùng với các hiện tượng kinh tế – xã hội khác. Sự xuất hiện và phát triển của thuế gắn với mỗi giai đoạn, lợi ích mà nhà nước sử dụng nó là công cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh tế xã hội ấy.
Để có thể hoạt động và phát triển lâu dài, bền vững thì pháp luật thuế cũng cần có những nguyên tắc cơ bản riêng của nó. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Pháp luật thuế là gì?
- Pháp luật thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuê giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người nộp thuế nhằm hình thành nguồn thu ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu xác định trước.
+ Quan hệ thu, nộp thuế giữa nhà nước và dân cư phải được thực hiện dựa trên những căn cứ pháp lý nhất định; đó chính là pháp luật thuế.
- Việc đưa ra khái niệm pháp luật thuế nhằm phân định ranh giới giữa các nhóm quan hệ; qua đó lựa chọn áp dụng các quy phạm pháp luật phù hợp; đạt được hiệu quả điều chỉnh cao.
Thuế là gì?
- Thuế là một khoản thu bắt buộc; không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước; vì lợi ích chung
- Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân; hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau.
Đặc điểm của thuế
Các khoản thu thuế được tập trung vào Ngân sách nhà nước là những khoản thu nhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội; dưới hình thức giá trị.
- Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng; nhiệm vụ của nhà nước.
- Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP; chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,…).
- Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thuế
Về sắc thuế
- Trung lập: sắc thuế không được bóp méo các hoạt động sản xuất; dẫn tới phúc lợi xã hội của nền kinh tế bị giảm đi.
- Đơn giản: việc thiết kế sắc thuế; và tiến hành trưng thu thuế phải không phức tạp và không tốn kém.
- Công bằng: sắc thuế phải đánh cùng một tỷ lệ vào các công dân có điều kiện như nhau. Giữa các công dân có điều kiện khác nhau, thì thuế suất cũng cần khác nhau
Về sắc thuế địa phương
- Cơ sở thuế phải bất biến: nghĩa là công dân, hoạt động và đồ vật phải tương đối cố định; không hay di chuyển giữa các địa phương. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo địa phương này không đánh thuế lên công dân; hoạt động và đồ vật vốn là của địa phương khác.
- Nguồn thu ổn định: nghĩa là quy mô dân số địa phương và quy mô các hoạt động; đồ vật không nên biến động thường xuyên. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo thu ngân sách của địa phương không bị biến động
- Nguồn thu phân bố đồng đều giữa các địa phương. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách giữa các địa phương không quá chênh lệch.
- Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm tài chính. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo chính quyền địa phương không lạm dụng quyền hạn thuế của mình để đánh thuế quá mức.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thuế Việt Nam hiện nay”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Câu hỏi liên quan
Tội trốn thuế áp dụng với cả cá nhân và pháp nhân thương mại khi có hành vi gian dối để gian lận thuế của cơ quan nhà nước.
Việc kê khai thấp giá bán nhà để giảm thuế có thể coi là hành vi sử dụng chứng từ không hợp pháp để làm giảm số thuế phải nộp. Do vậy, trên thực tế tuỳ vào mức thuế mà có thể bị xử lý hành chính hoặc xử phạt hình sự
Khi xã hội loài người được hình thành cần có một tổ chức lãnh đạo được lập ra và hoạt động nhằm đem đến lợi ích cho tất cả mọi người. Điều này đặt ra phải có một quỹ chung để thực hiện và chi cho các công việc cần thiết thuế được hình thành.
Theo quy định trên thì việc trốn thuế từ 100 triệu trở lên sẽ bị xử lý hình sự hoặc mức thấp hơn nhưng đã bị xử lý hành chính về hành vi trốn thuế