Ngoài những thủ tục như xác nhận tình trạng hôn nhân; trích lục khai sinh… thì thủ tục công chứng cũng được rất nhiều người quan tâm. Nhiều loại hợp đồng, giao dịch pháp luật bắt buộc phải công chứng mới có hiệu lực; nhưng có những hợp đồng thì không cần. Vậy các loại hợp đồng cần phải công chứng là gì? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.
Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi được biết là những hợp đồng chuyển nhượng đất, nhà ở thì phải bắt buộc công chứng mới có hiệu lực. Nhưng có một số hợp đồng như hợp đồng vay tiền thì lại không cần công chứng. Vậy khi nào thì cần phải công chứng? Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.
Luật sư 247 xin tư vấn như sau:
Công chứng là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014, Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:
- Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch);
- Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch).
Mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Từ khái niệm trên, có thể thấy hoạt động công chứng có những đặc điểm sau đây:
- Hoạt động công chứng do công chứng viên thực hiện.
- Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.
- Nội dung công chứng là xác định tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự. Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản.
Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Các hợp đồng cần phải công chứng
Hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
- Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Hợp đồng liên quan đến nhà ở
- Hợp đồng mua bán nhà ở thương mại
- Hợp đồng tặng cho nhà ở thương mại
- Hợp đồng đổi, góp vốn nhà ở thương mại
- Hợp đồng thế chấp nhà ở nhà ở thương mại
- Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại
Một số hợp đồng, giao dịch khác
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ.
- Bản dịch tiếng Việt của di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài.
- Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
- Hợp đồng tặng cho tài sản
Có thể thấy, các hợp đồng liên quan trực tiếp đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đều được pháp luật quy định thuộc diện phải công chứng. Bởi lẽ các quan hệ có liên quan đến đất đai, nhà ở là vấn đề nhạy cảm; việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản như nhà ở đất đai có ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã hội.
Ngoài ra, có một số loại hợp đồng như di chúc, hợp đồng tặng cho tài sản cũng cần phải được công chứng mới có hiệu lực pháp luật. Bởi quan hệ thừa kế, tặng cho tài sản có tác động rất lớn đến các cá nhân có liên quan. Việc chia tài sản không được pháp luật bảo vệ, bảo đảm có thể gây ra tranh cãi, kiện tụng không đáng có.
Câu hỏi thường gặp
Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Câu trả lời là không. Có hai loại hợp đồng giao dịch thực hiện hoạt động công chứng, đó là các loại hợp đồng giao dịch theo yêu cầu của pháp luật bắt buộc phải công chứng và các hợp đồng giao dịch do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.– Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên có liên quan, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Các loại hợp đồng cần phải công chứng. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102