Các loại chi phí khi làm sổ đỏ phải nộp là bao nhiêu năm 2022?

17/11/2022
Các loại chi phí khi làm sổ đỏ phải nộp là bao nhiêu năm 2022?
291
Views

Khi thực hiện làm sổ đỏ, người dân rất quan tâm đến các chi phí, thuế phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Pháp luật đã quy định cụ thể các loại chi phí khi làm sổ đỏ phải nộp gồm những gì. Vậy, Các loại chi phí khi làm sổ đỏ phải nộp là bao nhiêu theo quy định hiện nay? Để nắm rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Làm sổ đỏ bao gồm những loại chi phí nào?

Khi thực hiện thủ tục công nhận quyền sử dụng đất, các khoản chi phí người làm sổ đỏ có thể phải nộp khi được cấp Giấy chứng nhận:

– Tiền sử dụng đất (nếu có): Thông thường đây là khoản tiền nhiều nhất nhưng không phải trong trường hợp nào cũng phải nộp.

– Lệ phí trước bạ: Số lệ phí phải nộp = 0.5% x Giá tính lệ phí trước bạ (diện tích x 1m2 giá đất theo Bảng giá đất).

– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: Hiện nay các tỉnh thành thu không quá 100.000 đồng/giấy/lần cấp, trừ một vài tỉnh thu 120.000 đồng.

– Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận lần đầu: Chỉ một vài tỉnh thành thu.

– Thuế sử dụng đất (nếu chưa nộp), nhưng trên thực tế ít người phải nộp khi cấp sổ đỏ vì hàng năm dù không có Giấy chứng nhận thì người dân vẫn nộp thuế sử dụng đất.

Thuế thu nhập cá nhân: Nếu thửa đất làm Sổ đỏ có nguồn gốc từ việc mua đi bán lại qua nhiều người và chưa thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân.

Sau khi biết được thửa đất đang sử dụng được cấp hoặc có thể được cấp sổ đỏ thì người dân cần ước lượng được khoản tiền phải nộp vì những lý do sau:

– Nếu vì lo lắng phải nộp nhiều tiền nhưng thực tế nộp ít nên không đề nghị cấp sổ đỏ, vì không có sổ đỏ nên không được chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp để vay tiền, trừ 02 trường hợp.

– Nếu không ước lượng được số tiền phải nộp có thể dẫn đến 02 rủi ro sau:

+ Không đủ tiền nộp nên không được trao sổ đỏ.

+ Không đủ tiền nộp nên bị tính tiền chậm nộp (giống với việc tính lãi nhưng thấp hơn lãi).

Các loại chi phí khi làm sổ đỏ phải nộp là bao nhiêu?

Tiền sử dụng đất:

Trường hợp 1: Đất đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993

– Nếu người sử dụng đất không vi phạm pháp luật về đất đai thì đối với diện tích đất có nhà ở trong hạn mức không phải nộp tiền sử dụng đất, diện tích vượt hạn mức (nếu có) phải nộp bằng 50% tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất. Đối với đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở nếu được cấp Sổ đỏ đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất.

– Nếu có vi phạm pháp luật đất đai (lấn, chiếm…) thì căn cứ vào khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định người sử dụng đất phải nộp bằng 50% tiền sử dụng đất quy định tại Bảng giá đất (đối với phần diện tích trong hạn mức). Nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất (đối với phần diện tích vượt hạn mức).

Các loại chi phí khi làm sổ đỏ phải nộp là bao nhiêu năm 2022?
Các loại chi phí khi làm sổ đỏ phải nộp là bao nhiêu năm 2022?

Trường hợp 2: Đất đã sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004

– Nếu người sử dụng đất không vi phạm pháp luật đất đai thì đối với phần đất có nhà ở nộp bằng 50% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất quy định tại Bảng giá đất (đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở). Nộp bằng 100% tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất (đối với phần đất ở vượt hạn mức)

– Nếu có vi phạm pháp luật đất đai (lấn, chiếm…) thì căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định người sử dụng đất phải nộp bằng 100% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Bảng giá đất (đối với đất trong hạn mức). Nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất (đối với đất ngoài hạn mức)

Lưu ý: Đối với đất được giao đất làm nhà ở trước 01/7/2014 thì tiền sử dụng đất được căn cứ vào khoản 2 Điều 20 Nghị định 45/2014/NĐ-CP. Theo đó, người sử dụng đất được Nhà nước giao đất làm nhà ở từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2004 mà chưa nộp tiền sử dụng đất thì phải nộp bằng 50% tiền sử dụng đất theo giá đất ở tại thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ quy định tại Bảng giá đất. Nộp bằng 100% tiền sử dụng đất theo giá đất ở tại thời điểm nộp hồ sơ đối với diện tích đất vượt hạn mức theo giá đất cụ thể.

Nếu người sử dụng đất được giao đất làm nhà ở từ sau ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014 mà chưa nộp tiền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất. Tiền sử dụng đất phải nộp được xác định theo thông báo (nếu thông báo nộp tiền sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật) thì tiếp tục nộp tiền theo thông báo. Trường hợp, thông báo nộp tiền sử dụng đất chưa phù hợp với quy định tại thời điểm xác định thì cơ quan thuế xác định lại theo đúng quy định.

Thuế thu nhập cá nhân:

Nếu thửa đất làm Sổ đỏ có nguồn gốc từ việc mua đi bán lại qua nhiều người và chưa thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân thì nay người sử dụng đất làm Sổ đỏ lần đầu phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho việc mua bán đất đó. Thuế thu nhập cá nhân phải nộp là 2% giá trị chuyển nhượng (theo Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC)

Lệ phí trước bạ:

Căn cứ Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định mức lệ phí trước bạ phải đối với nhà, đất là: 0,5%. Từ đó, cách xác định lệ phí trước bạ phải nộp khi làm Sổ đỏ lần đầu được xác định là:

Lệ phí trước bạ = 0,5% x Giá tính lệ phí trước bạ x Diện tích được cấp sổ

Tại Điều 7 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định giá tính lệ phí trước bạ là giá đất tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành. Nếu là nhà đất trúng đấu giá thì giá tính lệ phí trước bạ là giá trúng đấu giá thực tế ghi trên hóa đơn, chứng từ theo quy định. Nếu là nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước bán cho người đang thuê thì giá tính lệ phí trước bạ là giá bán thực tế theo quyết định của UBND cấp tỉnh.

Tuy nhiên, nếu đất được Nhà nước cho thuê, giao hoặc công nhận sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, thủy sản, làm muối, lâm nghiệp; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, đất nhận quà tặng hoặc thừa kế giữa vợ chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi, cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại, ông nội, bà nội với cháu nội; anh, chị, em ruột với nhau, nhà đất là trụ sở cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự….thì được miễn lệ phí trước bạ.

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận:

– Do HĐND cấp tỉnh quy định: Lệ phí cấp sổ đỏ do HĐND cấp tỉnh quyết định nên mức thu từng tỉnh, thành có thể khác nhau (căn cứ khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC).

– Mức thu: Từ 100.000 đồng trở xuống/giấy/lần cấp (một vài tỉnh thu 120.000 đồng/giấy/lần cấp).

Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận:

Điểm i khoản 1 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định:

“Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật”

Theo đó, phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ là khoản phí do HĐND cấp tỉnh quy định. Mặc dù vậy chỉ có một vài tỉnh thành thu khoản phí này.

Nơi nộp lệ phí cấp sổ đỏ trên địa bàn Hà Nội?

Người làm sổ đỏ tại Hà Nội phải thực hiện nộp lệ phí cấp sổ đỏ tại các cơ quan sau đây:

– Sở Tài nguyên và Môi trường.

– UBND các quận, huyện, thị xã.

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Các loại chi phí khi làm sổ đỏ phải nộp là bao nhiêu năm 2022?”. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến tách sổ đỏ cho con. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Có được cấp sổ đỏ cho cơ sở tôn giáo không?

Khoản 4 Điều 106 Luật Đất đai 2013 quy định cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Sổ đỏ (bằng hình thức công nhận quyền sử dụng đất) khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Được Nhà nước cho phép hoạt động;
– Không có tranh chấp;
– Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01/7/2004.

Cách xử lý khi bị chậm cấp Sổ đỏ?

Tùy vào từng trường hợp bị chậm cấp Sổ đỏ cụ thể mà có cách xử lý khác nhau. Trên thực tế nên chia thành 03 mức độ, với mỗi mức độ sẽ có cách xử lý cho phù hợp như sau:
Mức độ 1: Hỏi lý do vì sao không giải quyết theo đúng thời hạn (không theo thời hạn tại phiếu hẹn trả kết quả) – có thể “gia hạn thêm” dù pháp luật không quy định.
Mức độ 2: Khiếu nại.
Mức độ 3: Khởi kiện hành chính (khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính) theo quy định của Luật Tố tụng hành chính 2015.

Thời gian cấp Sổ đỏ lần đầu hết bao lâu?

Tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thời gian tối đa mà các cơ quan Nhà nước giải quyết thủ tục hành chính về cấp Sổ đỏ:
– Đối với cấp sổ đỏ lần đầu thì thời gian cơ quan Nhà nước thực hiện sẽ không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Đối với các địa phương có điều kiện xã hội, kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn hoặc các xã có vị trí địa lý đặc biệt như: miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, thì thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận được tăng thêm 10 ngày (không tối đa quá 40 ngày) kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Như vậy, thời gian cấp sổ đỏ lần đầu không được vượt quá thời hạn trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.