Các chế độ trợ cấp cho bộ đội xuất ngũ như thế nào?

15/08/2022
Các chế độ trợ cấp cho bộ đội xuất ngũ?
824
Views

Hiện nay, tuy đất nước ta đang sống trong thời bình những vẫn không quên việc huấn luyện đội ngũ lực lượng vũ tranh để phục vụ cho việc bảo vệ tổ quốc. Chính vì vậy mà công tác huấn luyện được triển khai thực hiện chặt chẽ, thống nhất từ Bộ Quốc phòng đến các đơn vị toàn quân và lực lượng dân quân đội dựa trên tiêu chí bám sát nhiệm vụ trọng tâm, mục tiêu, yêu cầu huấn luyện, bên cạnh đó nhà nước ta còn gắn huấn luyện với xây dựng tiềm lực quốc phòng, thế trận khu vực phòng thủ và thế trận an ninh nhân dân vững chắc và không thể không nhắc đến việc kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện quân sự với giáo dục chính trị, tư tưởng; xây dựng cho bộ đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, niềm tin vào vũ khí, trang bị kỹ thuật. Vậy chế độ trợ cấp cho bộ đội khi xuất ngũ bao gồm những gì?

Căn cứ pháp lý

Xuất ngũ là gì? 

Trước tiên, khi nhắc đến quân đội thì biết ngày đây là lực lượng vũ trang tập trung có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước.

Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội cách mạng và là một trong những lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ của đất nước. Khái niệm quân đội chính thức được quy định từ Hiến pháp năm 1980. Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng chính của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Nhà nước Việt Nam nói sứ mệnh của quân đội này là “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”

Bên cạnh đó, theo như quy định của Luật nghĩa vụ quân sự thì xuất ngũ được định nghĩa dưới góc độ pháp lý này là Việc quân nhân được phép rời khỏi quân đội để trở về đời sống dân sự sau khi hết hạn phục vụ tại ngũ, hoặc tuy chưa hết hạn tại ngũ nhưng không thể tiếp tục phục vụ trong quân đội vì không đủ sức khỏe hoặc vì lý do chính đáng. Như trường hợp bạn đang tham gia phục vụ trong quân ngũ nhưng đơn vị trả về với lý do bạn bị bệnh lậu. Trường hợp này có thể hiểu là bạn xuất ngũ sớm trước thời hạn. Xuất ngũ là việc hạ sĩ quan, binh sĩ thôi phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.

Các chế độ trợ cấp cho bộ đội xuất ngũ?
Các chế độ trợ cấp cho bộ đội xuất ngũ?

Các chế độ trợ cấp cho bộ đội xuất ngũ?

Chế độ trợ cấp một lần cho bộ đội xuất ngũ

Theo quy định của hạ sỹ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự và xuất ngũ được hưởng các khoản trợ cấp, phụ cấp theo quy định tại Nghị định 27/2016/NĐ-CP và Thông tư 96/2016/TT-BQP. Ngoài ra, còn được ưu tiên tạo công ăn việc làm và được hỗ trợ đào tạo nghề.

Theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BQP Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được hưởng mức trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội (đủ 12 tháng) được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ. Cụ thể:

Trợ cấp xuất ngũ một lần=Số năm phục vụ tại ngũx02 tháng tiền lương cơ sở
Chế độ trợ cấp cho bộ đội xuất ngũ

Đối với trường hợp có tháng lẻ tính như sau: Nếu dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; Nếu từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; Và nếu từ trên 06 tháng đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.

Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú

Khi xuất ngũ bạn được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người. Ngoài ra bạn còn được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.

Được hưởng trợ cấp tạo việc làm cho bộ đội xuất ngũ

Khi xuất ngũ thì hạ sĩ quan, binh sĩ được hưởng mức trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.

Được hưởng chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi bộ đội xuát ngũ

Đối với trường hợp khi bạn nhập ngũ mà đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó. Ngoài ra khi xuất ngũ nếu bạn có nhu cầu đào tạo nghề và đủ Điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

Quy định đối với trường hợp khi nhập ngũ mà đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ. Nếu cơ quan, tổ chức đó mà đã bị giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp. Nếu không có cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan cùng cấp để giải quyết việc làm.

Nếu trước khi nhập ngũ bạn đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ. Nếu trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật về HXH hiện hành.

Được hưởng 100% mức lương và phụ cấp trong giai đoạn làm việc tập sự khi bộ đội xuất ngũ

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 và Khoản 1 Điều 48 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015thì khi hạ sĩ quan, binh sĩ khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng Điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.

Điều kiện và thủ tục được xuất ngũ sớm?

Trong thời bình được xác định là không có chiến tranh nhưng nhà nước ta vẫn huấn luyện đội ngũ quân đội rất bài bản. Theo đó mà đã xuất hiện khái niệm về xuất ngũ như đã nêu ở mục 1. Bên cạnh đó thì đối với việc xuất ngũ sớm thì được thực hiện theo quy định tại Thông tư 279/2017/TT-BQP quy định việc thực hiện xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ trong quân đội nhân dân thì xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ là thực hiện việc chuyển ra khỏi biên chế lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân sang phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định của luật Luật nghĩa vụ quân sự 2015. Bên cạnh đó thì căn cứ theo Điều 43 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về điều kiện xuất ngũ như sau:

“Điều 43. Điều kiện xuất ngũ

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật này thì được xuất ngũ.

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 41 của Luật này.”

Bạn có thể xuất ngũ trước thời hạn nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

–  Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền kết luận không đủ tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

– Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xác nhận là gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, cụ thể như sau:

+ Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

+ Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.

– Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xác nhận là gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện miễn gọi nhập ngũ quy định tại Điểm a, b, c Khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, cụ thể như sau:

+ Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

+ Một anh hoặc một em của liệt sĩ;

+ Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

– Cơ quan Bảo vệ An ninh Quân đội báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định không đủ tiêu chuẩn chính trị theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân nhập ngũ vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP về việc phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật thì bệnh lậu được chia thành 03 cấp độ như sau:

+ Lậu cấp đã điều trị khỏi – Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt

+ Lậu cấp chưa điều trị – Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

+ Lậu mạn có tổn thương bộ phận tiết niệu, sinh dục – Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

Ngoài ra, Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP về cách phân loại sức khỏe

“4. Cách phân loại sức khỏe

Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:

a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.”

Trong khi đó, tiêu chuẩn sức khỏe được lựa chọn để thực hiện nghĩa vụ quân sự là công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng. Như vậy, nếu trường hợp của bạn là lậu cấp chưa điều trị hoặc lậu mạn có tổn thương bộ phận tiết niệu, sinh dục thì không đủ tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Chỉ khi nào bạn điều trị khỏi lậu cấp ( Loại 2) thì bạn có thể quay lại thực hiện nghĩa vụ quân sự. Việc xuất ngũ trước thời hạn của bạn phụ thuộc vào kết luận của Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền kết luận không đủ tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ tại ngũ.

Xuất ngũ sơm hay còn gọi là xuất ngũ trước thời hạn thì quân nhân cần phải thực hiện việc nộp hồ sơ xin xuất ngũ sớm. Theo đó thì thủ tục xuất ngũ sớm theo như quy định của pháp luật hiện hành. Trong đó, hồ sơ xuất ngũ khi xuất ngũ trước thời hạn được quy định tại Điều 5 Thông tư số 279/2017/TT-BQP quy định về Hồ sơ xuất ngũ như sau :

a) Hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ từ đủ 01 tháng trở lên, nếu không đủ điều kiện phục vụ tại ngũ, thì hồ sơ xuất ngũ thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này (quyết định xuất ngũ ghi rõ lý do xuất ngũ) và kèm theo một trong các văn bản sau:

– Biên bản giám định sức khỏe của Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc biên bản giám định y khoa của Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền kết luận không đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư này.

– Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện là gia đình có hoàn cảnh khó khăn theo quy định tại Điểm b, c Khoản 3 Điều 4 của Thông tư này.

– Văn bản của cấp có thẩm quyền kết luận không đủ tiêu chuẩn chính trị theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 4 của Thông tư này.

b) Hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ dưới 01 tháng, nếu không đủ điều kiện phục vụ tại ngũ thì chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không đủ điều kiện phục vụ tại ngũ, kèm theo hồ sơ nhập ngũ bàn giao trả về địa phương cấp huyện nơi giao quân theo quy định.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247  về vấn đề Các chế độ trợ cấp cho bộ đội xuất ngũ?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự;  công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam, giấy ủy quyền quyết toán thuế tncn; đăng ký cấp lại giấy khai sinh online…. hãy liên hệ: 0833.102.102..Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Em đang đóng bảo hiểm ở công ty được 1 năm, nhưng giờ em phải đi nghĩa vụ quân sự, nếu em nghỉ ở công ty và phải báo cắt bảo hiểm vậy số tiền mà 1 năm qua công ty đóng cho em, em có bị phạt không ạ ?

Bảo hiểm xã hội là khoản bắt buộc mà người sử dụng lao động phải đóng cho người lao động trong thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại công ty , do vậy khi bạn tham gia nghiã vụ quân sự và chấm dứt HĐLĐ thì công ty bạn sẽ chốt sổ bảo hiểm, ngừng đóng bảo hiểm cho bạn và báo cắt giảm lao động với cơ quan BHXH . Bạn không có nghĩa vụ phải trả lại số tiền đã đóng bảo hiểm này cho công ty bạn .

Sau khi xuất ngũ có thể ở lại và công tác tác trong quân đội được không ?

Về nguyện vọng phục vụ lâu dài trong quân đội, bạn cần đáp ứng điều kiện quy định tạ Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015:
“1. Đối tượng xét chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp:
a) Hạ sĩ quan, binh sĩ hết hạn phục vụ tại ngũ
b) Công nhân, viên chức quốc phòng;
c) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
d) Công dân có trình độ chuyên môn, kỹ thuật ngoài độ tuổi nhập ngũ quy định tại Điều 12 của Luật Nghĩa vụ quân sự.
2. Điều kiện xét chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp:
a) Khi Quân đội nhân dân Việt Nam có nhu cầu;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ hết hạn phục vụ tại ngũ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tự nguyện;
c) Công nhân, viên chức quốc phòng có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, được huấn luyện quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng và tự nguyện;
d) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam khi chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan;
đ) Công dân có trình độ chuyên môn, kỹ thuật ngoài độ tuổi nhập ngũ quy định tại Điều 12 của Luật Nghĩa vụ quân sự, được động viên vào Quân đội.”

Sau khi tốt nghiệp đại học có thể tình nguyện nhập ngũ không?

Căn cứ của Bộ Quốc phòng về quy định việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm thì công dân nhập ngũ phải đáp ứng đủ các điều kiện về tuổi đời, tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, tiêu chuẩn sức khỏe, học vấn.
“1. Về tuổi đời:
a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
b) Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”
Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:
Điều 33. Số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm
Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.