Các chế độ cho người tinh giảm biên chế cần biết

11/11/2021
Các chế độ cho người tinh giảm biên chế cần biết
474
Views

Các chế độ của người bị tinh giảm biên chế cần biết; Bị tinh giảm biên chế được hưởng chế độ gì? Được hưởng chế độ gì khi bị tinh giảm biên chế? Theo Nghị Quyết 01/NQ-CP năm 2021 chỉ tiêu giảm 10% biên chế công chức so với năm 2015. Vậy những công chức bị tinh giảm đó những chế độ gì? Sau đây là bài viết tổng hợp Các chế độ cho người tinh giảm biên chế cần biết

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tinh giản biên chế là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế.

Đối tượng bị tinh giảm biên chế

Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung thì Nghị định 143/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể 13 đối tượng bị tinh giảm biên chế, cụ thể như sau:

Cán bộ; công chức; viên chức dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

– Cán bộ; công chức; viên chức dôi dư do cơ cấu lại cán bộ; công chức; viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác.

– Cán bộ; công chức; viên chức chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm. Nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn; nghiệp vụ hoặc được cơ quan; đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan; đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

– Cán bộ; công chức; viên chức có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao; Nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan; đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan; đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

– Cán bộ; công chứccó 02 năm liên tiếp liên kể tại thời điểm xét tỉnh giản biên chế, cán bộ; công chức có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế những cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

– Viên chức có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế; viên chức có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế những cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

– Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng; hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối da do ốm đau theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội; Và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh; cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật.

Hoặc năm trước liên kế tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng; hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội. Và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh; cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

– Người làm việc theo chế độ HĐLĐ không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

– Viên chức, người làm việc theo chế độ HĐLĐkhông xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ; tài chính; tổ chức bộ máy; nhân sự dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

– Chủ tịch công ty; thành viên Hội đồng thành viên; Tổng Giám đốc; Phó Tổng Giám đốc; Giám đốc; Phó Giám đốc;  Kế toán trưởng; kiểm soát viên của công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu dôi dư do thực hiện cổ phần hóa; giao; bán; giải thể; sáp nhập; hợp nhất; chia; tách; phá sản hoặc chuyển thành công ty TNHH 2TV; hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Giám đốc; Phó Giám đốcl; Kế toán trưởng của các nông; lâm trường quốc doanh dôi dư do sắp xếp lại theo quy định của Nghị định 118/2014/NĐ-CP.

– Những người là cán bộ; công chức được cơ quan có thẩm quyền cử tham gia quản lý; hoặc đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước mà dôi dư do cơ cấu lại doanh nghiệp đó.

– Những người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho các hội thuộc danh sách dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Các chế độ cho người tinh giảm biên chế cần biết

Chế độ nghỉ hưu trước tuổi do tinh giảm biên chế

Trường hợp 1: Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu (55 tuổi 03 tháng đối với lao động nam; 50 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ) và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Và trong đó có đủ 15 năm làm nghề; công việc nặng nhọc; độc hại; nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc; độc hại; nguy hiểm thuộc danh mục;

Hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:

– Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động;

– Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 (một phần hai) tháng tiền lương.

Trường hợp 2: Đối tượng tinh giản biên chế nếu có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu (60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam; 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ) và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ sau:

– Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

– Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 (một phần hai) tháng tiền lương.

– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu trên.

Trường hợp 3: Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi được nghỉ hưu tối thiểu (55 tuổi 03 tháng đối với lao động nam; 50 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ) và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Và trong đó có đủ 15 năm làm nghề; công việc nặng nhọc; độc hại; nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc; độc hại; nguy hiểm thuộc danh mục;

Hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Trường hợp 4: Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu (60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam; 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ) và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Lưu ý: Độ tuổi nghỉ hưu trên chỉ áp dụng cho năm 2021. Cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Chế độ cho trường hợp thôi việc

Một trong Các chế độ cho người tinh giảm biên chế cần biết thì chế độ thôi việc được nhiều người quan tâm nhất.

Chính sách thôi việc ngay

Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối đa thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ (55 tuổi 03 tháng đối với lao động nam; 50 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ) và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định; Hoặc có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ (60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam; 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ) và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:

– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;

– Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.

Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề

Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi đời dưới 45 tuổi; có sức khỏe; tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo; chuyên ngành đào tạo; có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan; đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc; tự tìm việc làm mới; được hưởng các chế độ sau:

– Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng;

– Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;

-Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm;

– Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;

– Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm.

Chế độ chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ NSNN

Đối tượng tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ NSNN được hưởng các khoản trợ cấp sau:

– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng;

– Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.

Lưu ý:

– Không áp dụng chính này đối với những người đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đơn vị chuyển đổi sang đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; hoặc doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa vẫn được giữ lại làm việc;

– Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 3 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu (55 tuổi 03 tháng đối với lao động nam; 50 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ); có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Và trong đó có đủ 15 năm làm nghề; công việc nặng nhọc; độc hại; nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc; độc hại; nguy hiểm thuộc danh mục;

Hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 3 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Trên đây là tổng hợp của Luật sư 247 về “Các chế độ cho người tinh giảm biên chế cần biết”. Nếu có thắc mắc cần hỗ trợ hãy liên hệ đến hotline 0833102102.

Bài viết liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đang nghỉ thai sản có bị tinh giảm biên chế không?

Theo khoản 2, Điều 7 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định trường hợp chưa xét tinh giảm biên chế: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Các hình thức xử lý kỷ luật công chức gồm hình thức gì?

Căn cứ Khoản 15 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 hình thức kỷ luật công chức bao gồm:
Khiển trách;
Cảnh cáo;
Hạ bậc lương;
Giáng chức;
Cách chức;
Buộc thôi việc.

Công chức tự nguyện nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thôi việc không?

Căn cứ Điều 59 Luật cán bộ , công chức 2008 quy định khi công chức được hưởng chế độ thôi việc khi có nguyện vòng nghỉ việc được người có thẩm quyền đồng ý.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời